Kỹ thuật trồng cây Bonsai mini từ A đến Z

Cây bonsai được biết đến nhiều và được đánh giá cao nhờ hình ảnh “cổ thụ” của cây. Ngày nay, người chơi cây cảnh nói chung và người chơi bonsai nói riêng thường thích tự sáng tạo cho mình những mô hình bonsai mini, tạo các tiểu cảnh sân vườn bonsai mini vô cùng độc đáo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tay trồng bonsai mini cho riêng mình.

Trồng bonsai mini ngay từ chậu nhỏ hợp dáng cây, thế cây

Chậu cây cho bonsai mini cần được chọn lựa trước tiên. Trồng ngay vào chậu nhỏ lúc ban đầu sẽ giúp định hình bộ rễ dễ dàng hơn và hạn chế việc tách chậu, thu nhỏ bộ rễ sau này. Trong chậu nhỏ, cây sẽ tự thích nghi được với thể tích chậu mà hình thành bộ rễ phù hợp.

Hướng dẫn trồng bonsai mini đúng cách

Chọn chậu phải dựa vào dáng cây, dáng thế, mong muốn tạo kiểu, tiểu cảnh thế nào. Cây thấp, bé thì chậu cạn, nông. Cây cao, thẳng thì chậu sâu. Thế trực thì trồng thẳng, thế xiêu thì trồng nghiêng, thế thác đổ thì trồng nằm.

Bonsai đẹp nhờ bộ rễ hiện trên mặt chậu nhưng bonsai minitrồng trong chậu nhỏ nên đất không đủ độ ẩm, dinh dưỡng để cây phát triển. Thông thường, rễ sẽ đâm hẳn xuống sâu để cố hút dinh dưỡng cho cây. Nếu không khéo léo phủ một lớp đất ẩm lên bộ rễ để đánh lừa bộ rễ bạn sẽ khó có chậu bonsai mini đẹp Khi cây phát triển tốt bạn có thể phủi dần lớp đất, bộ rễ hiện lên rất đẹp.

Chậu cây bonsai mini luôn cần được giữ ẩm

Chậu cây bonsai mini vốn nhỏ nên đất ít và nhanh khô. Vì thế, duy trì độ ẩm ổn định khi chơi bonsai mini khiến người mới chơi thường mắc sai lầm Có nhiều cách, dưới đây sẽ là 2 cách khá đơn giản:

Cách 1:

Vùi chậu bonsai trong 1 chậu đất lớn hơn. Chậu đất lớn này đã được tưới mát, ngậm nước trước đó. Điểm cộng của cách này là áp dụng được hầu hết các giống cây. Nhưng điểm trừ là người chơi không ngắm được cả một cây độc lập suốt thời gian chơi, chăm sóc. Khi cần bày trí, lấy chậu bonsai mini khỏi chậu đất lớn để “khoe”. Hoặc một cách khác, bạn có thể tạo tiểu cảnh sân vườn cho cả chậu lớn. Như vậy, vừa giải quyết được vấn đề thẩm mỹ, vừa giữ ẩm được cho bonsai mini trong chậu nhỏ tốt nhất.

Cách 2:

Đặt chậu bonsai mini trong bể nước, khay nước. Mực nước ngang tầm mặt chậu hoặc thấp hơn, để tránh bị tràn nước vào chậu gây úng. Như vậy, đất được làm mát tốt hơn. Điểm cộng là dễ ngắm cây khi chơi nhưng khuyết điểm là chỉ phù hợp một số cây: lộc vừng, phi lao (dương), sanh, si, bồ đề,…
Với việc tưới nước cho bonsai mini, bạn cần thận trọng để tránh làm úng rễ. Tưới đều mặt bằng bình phun nước 2 lần mỗi ngày (sáng từ 7 – 9 giờ, chiều tối từ 5 – 7 giờ). Những ngày nắng nóng bạn có thể làm dịu cây bằng cách 1 hoặc 2 đã trình bày ở trên. Hạn chế tưới nhiều nước.

Bón phân cho bonsai mini: Vùi viên phân vào hốc chậu

Chậu bonsai mini nhỏ khiến việc bón phân khá bất tiện. Bạn sẽ gặp vấn đề như nước mưa làm trôi sạch phân, kiến bọ côn trùng tha phân, hay cả gió thổi bay phân đi. Bởi vậy, bạn nên dùng thanh que nhỏ dùi viên phân vào gốc gần chậu rồi vùi đất lên.

Cắt tỉa và tạo hình cây bonsai mini

Cần dụng cụ thật sắc bén và hãy nhẹ nhàng theo nhịp thở! Bonsai được biết đến như thú chơi thanh nhã, từ tốn của người Nhật. Với bonsai mini, bạn lại cần khéo léo, điềm đạm gấp 10 lần khi cắt tỉa từng chiếc lá, nhành cây. Lời khuyên nghe như đùa nhưng khá hữu ích cho người mới chơi đó là, hãy hít thở sâu, đều trước khi cắt tỉa. Điều hòa được nhịp thở thì ở nhịp thở ra, bạn tỉa dứt khoát lúc này.

Cắt tỉa bonsai nói chung và bonsai mini nói riêng cần dụng cụ sắt bén, nhát cắt dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.

Thả lỏng cơ thể, bình tĩnh khi tỉa cây là lời khuyên hữu hiệu nhất vì càng run sợ, nhánh cây sẽ bị động. Nếu như vậy mỗi ngày rễ cây sẽ dễ bứng gốc, các cành cây xiêng đổ, lá cũng dễ rụng hơn.

Tạo hình cây bonsai mini theo 3 nguyên tắc cân bằng: Toàn diện, cấu trúc và hài hòa. Cân bằng trên tổng thể cảnh quan: tán cây, tầm cao, thảm đất, tiểu cảnh. Cân bằng trên cấu trúc cây: rễ (gốc) – thân – ngọn. Giữ sự hài hòa giữa cây và chậu.

Tạo hình bonsai vốn đã khó, với bonsai mini thì càng khó hơn vì nhánh cây nhỏ, mỏng đòi hỏi người uốn cành phải tập trung. Bạn cần hình dung rõ, cụ thể thế cây mình mong muốn rồi dùng dây kẽm mỏng để buộc, uốn từ từ. Nguyên tắc cơ bản khi uốn cây bạn có thể tham khảo: cành khỏe mạnh đầu tiên (cành thứ 3, từ dưới gốc lên) phải hướng ngang, vừa tầm tán cây bạn mong muốn. Các cành tiếp trên sẽ thon dần (tức không được dài hơn cành khỏe đã chọn).

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*