Bí quyết thiết kế bếp nhà hàng đẹp và khoa học

Là nơi chế biến ra nhiều món ăn ngon, gian bếp được xem là linh hồn của nhà hàng. Do đó, việc bài trí không gian bếp sao cho logic, khoa học và đảm bảo an toàn vẫn luôn là vấn đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những cách thiết kế gian bếp thông minh nhất. Hãy cùng đón đọc nhé!

Thiết kế bếp nhà hàng đẹp, khoa học

Thiết kế bếp nhà hàng đẹp, khoa học

Tại sao cần có cách setup bếp nhà hàng khoa học

Lí do đầu tiên mà việc setup bếp nhà hàng được ưa chuộng là vì chúng chính là bộ phận quan trọng nhất tạo nên sự thành công của nhà hàng. Không chỉ để lại ấn tượng đối với nhà phê bình, thực khách mà nó còn đem lại không gian thoải mái, hợp lý cho nhân viên khi làm việc tại đây.

Hơn nữa, bếp có vô vàn các thiết bị, vật dụng, chưa kể chúng đều rất nhỏ và đặc biệt là có một số vật nguy hiểm nên sắp xếp logic sẽ giúp không gian thuận tiện, an toàn khi lao động và đem tới hiệu suất cao nhất. Chính bởi thế mà việc sắp xếp, thiết kế khu vực bếp nhà hàng là việc làm không thể bỏ qua.

Setup bếp nhà hàng đảm bảo tính khoa học

Setup bếp nhà hàng đảm bảo tính khoa học

Có thể nói, sắp xếp bếp một cách khoa học chính là chìa khóa dẫn tới sự thành công của một nhà hàng. Đây cũng là điểm tạo nên sự khác biệt trong đẳng cấp của các nhà hàng hạng sang so với các nhà hàng tầm thấp hơn.

Vì vậy, mỗi một đơn vị nhà hàng cần chú trọng đến công tác này để đảm bảo sự thành công của nhà hàng.

Quy trình setup bếp nhà hàng ông chủ nên biết

Bước 1: Tiến hành đo đạc, xác định kích thước

Bước đầu tiên để set up một khu bếp nhà hàng đó là xác định kích thước của không gian. Khi tiến hành đó, bạn nên chú ý tới một số vị trí như cửa sổ hiện hành, cửa ra vào, cửa điện và hệ thống đường ống nước. Sau đó, lên một bản tóm tắt các không gian và các chất liệu sử dụng bạn muốn trong khu bếp công nghiệp của mình.

Bước 2: Xác định loại hình kinh doanh của nhà hàng

Việc xác định rõ loại hình hình kinh doanh chính là xác định cách chế biến, loại thực phẩm bạn sẽ sử dụng trong nhà bếp công nghiệp. Từ đó, bạn có thể chọn lựa cho mình những thiết bị bếp nấu công nghiệp phù hợp. Hãy xem xét và suy ngẫm để có thể chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp nhé.

Bước 3: Lên danh sách các thiết bị bếp công nghiệp cần phải có

Bạn cần phải lên một danh sách những thiết bị bếp công nghiệp  cần thiết nhất cùng những thiết bị thiết bị hỗ trợ đi kèm. Việc lên danh sách sẽ giúp bạn biết phải sắm những thiết bị gì, kích thước và công suất là bao nhiêu để phù hợp nhất với không gian nhà bếp của bạn.

Bước 4: Lựa chọn đơn vị setup bếp nhà hàng

Hiện nay  có 2 loại hình các đơn vị setup bếp nhà hàng. Một là đơn vị chỉ cung cấp thiết bị, hai là đơn vị vừa cung cấp vừa setup. Tùy thuộc vào nhu cầu của mình mà bạn chọn lựa cho phù hợp. Tuy nhiên, để sắp xếp bố trí bếp một cách khoa học, bạn nên lựa chọn những đơn vị vừa cung cấp vừa setup bếp nhà hàng. Bởi họ biết cách bố trí đồ vật ra sao cho thuận tiện nhất, đáp ứng được nhu cầu chế biến hàng ngày của bạn.

3 cách setup bếp nhà hàng thông dụng nhất hiện nay

Hiện nay, có 3 cách setup bếp tại các nhà hàng thông dụng và được ưa chuộng. Tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của mỗi nhà hàng mà có cách sắp xếp cho phù hợp.

Setup theo kiểu dây chuyền

Với kiểu setup này, các bộ phận của nhà hàng sẽ làm việc nối tiếp nhau, hoạt động này nối tiếp hoạt động kia, tạo nên sự thuận tiện cho các cá nhân làm việc trong không gian bếp.

Thiết kế gian bếp theo dây chuyền

Thiết kế gian bếp theo dây chuyền

Ưu điểm của cách chính là công việc được thực hiện nhanh chóng, rút ngắn thời gian vận chuyển các loại thức ăn cũng như tối ưu hóa năng suất làm việc.

Setup kiểu ốc đảo

Các loại thiết bị, vật dụng trong nhà bếp dành cho việc chế biến như bếp hầm, lò nướng,vv…sẽ được đặt ở trung tâm bếp. Trong khi đó, các bộ phận phụ sẽ được xếp xung quanh một cách hợp lý bổ trợ cho phần ở giữa mà vẫn đảm bảo được sự liên kết giữa chúng.

Ưu điểm của cách này là khả năng truyền thông tin từ bếp chính tới các bộ phận phụ bếp nhanh chóng hơn, tạo một không gian mở trong quá trình làm việc.

Setup kiểu phân khu cho từng bộ phận

Đối với bộ phận này, các bộ phận có chức năng riêng biệt được phân chia theo khu dọc theo tường theo quy luật nhất định đảm bảo sự lưu thông tốt nhất trong bếp. Đây là một phương thức được ưa chuộng bởi nó thuận tiện cho việc lấy nguyên liệu và luân chuyển tới các bộ phận khác.

Hi vọng rằng, với những thông tin trên đây, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về cách thiết kế bếp nhà hàng và tìm ra ý tưởng thiết kế phù hợp. Chúc bạn luôn thành công!

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*