Giải đáp: Sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh

Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trứng rụng bao lâu thì có kinh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về hiện tượng rụng trứng nhé! Trên thực tế, trong cơ thể người phụ nữ có số lượng trứng rất lớn, chúng thường nằm ở hai bên của buồng trứng. Thông thường, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra đều đặn mỗi tháng một lần.

Cụ thể, trứng được phóng từ nang trưởng thành và đi vào ống dẫn trứng, đây là địa điểm lý tưởng để chúng chuẩn bị thụ tinh với tinh trùng. Trong quá trình này, số lượng trứng được phóng thích có thể nhiều hơn một. Nhìn chung, hiện tượng này sẽ diễn ra khoảng giữa chu kỳ của người phụ nữ.

Vậy tại sao chúng ta lại đặc biệt quan tâm đến thời điểm trứng rụng? Có thể nói, đây là một trong những thời điểm vô cùng quan trọng. Trong thời gian này, nếu người phụ nữ quan hệ tình dục thì họ có cơ hội mang thai rất cao. Chính vì thế, các chị em phụ nữ cần theo dõi và xác định thời điểm trứng rụng để lên kế hoạch mang thai phù hợp nhé!

Khi tìm hiểu về quá trình này, rất nhiều bạn thắc mắc chúng ta sẽ trải qua những giai đoạn nào. Bình thường, người phụ nữ sẽ trải qua hai giai đoạn chính trong thời gian rụng trứng, đó là giai đoạn tăng sinh và giai đoạn hoàng thể.

Sau rụng trứng 14 ngày vẫn có kinh

Sau rụng trứng 14 ngày vẫn có kinh

Nguyên nhân vì sao sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh nguyệt?

Để có thể biết được đâu là những nguyên nhân trọng yếu góp phần làm cho quá trình sau rụng trứng 14 ngày vẫn chưa có kinh thì bạn nên chú ý vào những yếu tố sau đây:

1. Mắc các bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa hay nói nôm na là những bệnh liên quan trực tiếp đến bộ phận sinh dục của nữ bao gồm cả cơ quan sinh dục trên như tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả bộ phận sinh dục dưới là âm hộ, cổ tử cung, âm đạo.

Hiện nay, có không ít các bạn nữ đang trong độ tuổi từ 18 trở lên mắc các bệnh về phụ khoa như là huyết trắng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…những căn bệnh lý nghiêm trọng này không những  khiến cho  chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn mà còn làm giảm quá trình có kinh sau khi rụng trứng.

Nếu để lâu e là sẽ nguy hiểm đến quá trình sinh sản sau này nên là để đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như không làm ảnh hưởng đến đối phương trong quá trình quan hệ tình dục thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xem bài viết “tới tháng nên uống gì?” https://medipharusa.com/toi-thang-nen-uong-gi.html

2. Bị rối loạn kinh nguyệt

Đây dường như là tình trạng chung của các chị em phụ nữ, nó không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến cho da dẻ của ta dần mất đi sự sống và xỉn màu hơn trước rất nhiều.

Một số biểu hiện cụ thể của rối loạn kinh nguyệt mà các bạn nữ có thể đang mắc phải như là chậm kinh, rong kinh, vô kinh…nếu như bạn đang bị chậm kinh thì có thể do nội tiết tố bên trong cơ thể bạn có sự thay đổi nào đó đáng kể khiến cho kinh nguyệt không được đều đặn như mọi khi. Để rõ hơn bạn có thể đi khám tại các phòng khám phụ khoa để được bác sĩ thăm khám kịp thời nhé.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

3. Tăng và giảm cân đột ngột cũng khiến sau 14 ngày rụng trứng vẫn chưa có kinh nguyệt

Cân nặng cũng được xem là một yếu tố tác động đến quá trình chậm kinh. Với những người từ trước đến nay vẫn giữ được mức cân nặng lý tưởng cho bản thân thì sẽ không có gì xảy ra, còn những ai tăng hoặc giảm cân đột ngột bằng cách bỏ ăn hoặc dùng thuốc thì nó sẽ sinh ra hiện tượng chán ăn và khiến hormone bạn thay đổi.

Đương nhiên chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị tác động ít nhiều rồi dẫn đến triệu chứng rong kinh hoặc là không có kinh hẳn luôn. Lúc này, bạn đừng nên tìm mọi cách lý giải được nguyên nhân tại sao mọi chuyện lại xảy ra như vậy và hãy giữ cân nặng của mình ổn định thì kinh nguyệt ắt sẽ tự động có trở lại.

4. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều người vẫn cho rằng thuốc tránh thai khẩn cấp thật sự có lợi vì nó có thể giúp ngăn chặn tình huống có thai ngoài ý muốn nhất là với cặp đôi khi quan hệ quên đi việc sử dụng các biện pháp an toàn. Mặt hại của những viên thuốc tránh thai này là sẽ khiến cho nội tiết tố của nữ giới đột ngột tăng cao từ đó gây ức chế và ngăn cản quá trình rụng trứng diễn ra.

Nếu bạn lạm dụng việc uống thuốc quá nhiều thì nó không những làm thay đổi hormone mà còn ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, 1 tháng thậm chí là 2 tháng bạn vẫn chưa tới ngày “rụng dâu” thường niên của mình. Một khi kinh nguyệt bị rối loạn thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng chậm kinh.

5. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang làm không có kinh nguyệt

Hội chứng buồng trứng đa năng từ lâu đã được chẩn đoán là căn bệnh gây ra trễ kinh và làm rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ nhất là những người đang trong độ tuổi sinh đẻ. Biểu hiện rõ nhất ở bệnh này là sẽ xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và quá trình rụng trứng sẽ không tài nào diễn ra như dự tính. Nếu như không phát hiện kịp thời thì những tác nhân xấu này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. (

Ngoài ra, khi các chị em mắc phải hội chứng này thì quá trình rụng trứng sẽ khó mà được tính toán chính xác vì nó có thể đến nhanh hoặc chậm tùy tháng. Nếu ai đang có dự định mang thai thì việc thụ thai sẽ bị cản trở hoặc không thể nào thụ thai được.

6. Bắt đầu trong chu kỳ mang thai

Như nhiều người đã biết thì khi mang thai quá trình “rụng dâu” sẽ không thể nào xảy ra được. Nên dấu hiệu bạn đang trong giai đoạn mang thai sẽ rất dễ phát hiện thông qua những hành động như ốm nghén, kén ăn, tâm sinh lý thay đổi và đặc biệt hơn bạn bị chậm kinh lúc nào không hay.

Đa phần chuyện chậm kinh có thể xảy ra với nhiều người nhất là những người có sự thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể nên tháng đó họ có chậm hơn tháng trước. Còn nếu sau 14 ngày mà bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không diễn ra thì hãy dùng que thử thai test xem sao. Cá chắc là nếu bạn thường quan hệ trong ngày rụng trứng thì tỷ lệ đậu thai thường sẽ rất cao và bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này.

7. Tâm trạng và tâm lý không được ổn định (stress,…)

Một trong những nguyên nhân  đó là do tâm lý của bạn đang không được ổn định. Triệu chứng mất ngủ, âu lo, thường xuyên bị stress bởi công việc lẫn mối quan hệ xung quanh sẽ là tiền đề gây nên sự bất ổn bên trong cơ thể của bạn.

Nghiêm trọng hơn nó sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây vô kinh. Tất cả những điều này đều do hormone stress gây ra chẳng hạn như adrenaline và cortisol. Lúc này, quá trình rụng trứng sẽ bị ức chế khiến cho kinh nguyệt diễn ra không đều đặn. Đặc biệt hơn bạn sẽ thấy rõ là “ngày đèn đỏ” của mình tới chậm hơn bình thường có thể trễ đến 10 ngày.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi vì sao rụng trứng đã 14 ngày vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt, hy vọng rằng thông qua bài viết này mọi vấn đề còn vướng mắc đã được giải đáp. Để tìm hiểu thêm các thông tin về sức khỏe có thể truy cập tại: https://medipharusa.com/

Đóng bình luận.