Lợi ích và ý nghĩa phong thủy cây hoa gạo

Lợi ích và ý nghĩa phong thủy cây hoa gạo

Là loài cây nhiệt đới với thân cao và thẳng có hoa mọc vào mùa đông, hoa có 5 cánh rụng vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Qủa nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông, thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật.

Mặc dù vẻ ngoài có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ nhưng thân của nó lại quá mềm để làm các việc như vậy. Có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay nó được trồng rộng rãi ở các nước Châu Á như Indonesia, Malaysia, miền nam Trung Quốc và Việt Nam.

Theo ghi chép lịch sử cây đã xuất hiện rất lâu ở nước ta, quả của nó được dùng thay sợi bông của cây bông, hoa của nó được dùng trong một số loại trà thuốc. Cây còn có tên gọi khác là mộc miên, hồng miên… Cây hoa gạo là biểu trưng cho vùng nông thôn các tỉnh miền Bắc, cây có thể cao tới 15 mét cành mọc ngang với những gai hình nón, lá kép chân vịt với 5 – 8 lá hình mác.

Vào cuối mùa đông lá gạo bắt đầu rụng hết, hoa bắt đầu nở đỏ trên những cành nhỏ trước khi có mầm và lá non khiến cả cây gạo bừng lên một sắc màu tươi sáng rất ấn tượng. Người ta yêu cây gạo không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn vì các bộ phận trên cây như hoa, vỏ, rễ đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.

Lợi ích của cây hoa gạo

Lợi ích và ý nghĩa phong thủy cây hoa gạo

Trong đông y hoa gạo có tính ngọt, mát và hơi chát tác dụng chính là thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, bổ huyết… nên người ta thường dùng hoa gạo trong các trường hợp viêm nhiễm như viêm dạ dày, mụn ngoài da. Vì thế hoa gạo không chỉ đẹp mà còn rất có ích trong việc bảo vệ sức khỏe con người.

Với ưu điểm gốc cây to xù sì cổ thụ hoa đẹp cây hoa gạo được rất nhiều nghệ nhân chọn làm cây cảnh bonsai. Cách làm chọn các cây có rễ, thân đẹp sau đó cắt ngang thân sao cho vừa đủ chơi. Ngâm rễ và thân cây vào cát tưới nước thường xuyên một thời gian sau cây sẽ mọc mầm mới.

Cây được trồng ở đầu các con đường lớn, công viên, đình chùa để làm bóng mát rất tốt. Hầu như không cần chăm sóc rễ cây sẽ tự vươn đi khắp nơi tìm dinh dưỡng và nước về nuôi cây. Cây gạo là sự lựa chọn hàng đầu cho người thích cây cảnh và yêu sự hoài cổ.

Ý nghĩa phong thủy cây gạo

 Lợi ích và ý nghĩa phong thủy cây hoa gạo

Cứ vào tháng 3 âm lịch khi đợt rét cuối cùng của mùa đông đi qua, mùa hè sắp đến thời tiết sắp ấm lên là lúc cây gạo nở bung ra và rụng xuống. Trong những câu chuyện dân gian những cây đa, cây cổ thụ đều mang một vẻ huyền bí, dân gian có câu “thần cây đa, ma cây gạo” để nói về một đời sống tâm linh gắn liền với loài cây này.

Đó đều là loài cây đặc trưng cho phong cảnh làng quê Việt Nam. Vì vậy cho dù làm việc ở phương xa nhưng hình ảnh những cây hoa gạo vẫn làm những người con nhói lòng nghĩ về quê hương cùng với những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ.

Khi mà các cây cổ thụ dần biết mất nhường chỗ cho những căn biệt thự thì những bông hoa gạo trở thành tín hiệu nhận biết mùa tự nhiên mà nhiều người mong đợi.

Người ta thường nói cây gạo có ma nhưng không phải như vậy, các cây cổ thụ thân lớn tán lá rộng theo phong thủy đều không nên trồng trước nhà vì sẽ đem lại xui xẻo. Chưa kể tán cây lớn còn thu hút sét đánh, các loài động vật độc hại như rắn rết đến trú ngụ.

Mọc gần nơi bến nước đầu làng, sân chùa hay giữa cánh đồng lúa cây hoa gạo đối với nhiều người sinh ra và lớn lên ở làng quê là nơi lưu giữ rất nhiều cảm xúc. Vì thế tháng 3 giao mùa cùng với sắc đỏ của hoa gạo người ta sẽ sống với những hoài niệm và ký ức của riêng mình. Những bông hoa gạo rồi sẽ rụng xuống theo quy luật của tự nhiên chúng ta lại phải đợi thêm một năm nữa không biết có kịp nở theo sự thay đổi của làng quê.

Hoa gạo thường chỉ nở vào tháng 3 và rộ lên khoảng 2 tuần, thời điểm này rất nhiều nhiếp ảnh gia tìm về các vùng quê để săn cho mình những bức ảnh đẹp nhất có hồn nhất để sử dụng cho cả năm sau. Hoa gạo đã đi vào rất nhiều bài thơ ca thậm chí có rất nhiều bộ phim dành riêng để nói về loại cây này.

Keyword: Lợi ích và ý nghĩa phong thủy cây hoa gạo

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*