Tất tần tật về cách sử dụng thuốc kích rễ bạn nên biết

 Trong quá trình sinh trưởng, vì nhiều lý do mà bộ rễ của cây không phát triển như ta mong muốn. Biện pháp được nhiều người sử dụng nhất để khắc phục đó là sử dụng thuốc kích rễ. Vậy thuốc kích rễ là gì? Và cách sử dụng thuốc kích rễ như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, có chức năng chính như giúp cây bám vào lòng đất, hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật. 

Một cây có bộ rễ bị suy yếu sẽ rất kém phát triển, dẫn tới bộ lá kém xanh, hoạt động trao đổi chất bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến chết cây.

Rễ cây giúp cây bám vào lòng đất, hút nước và các chất khoáng, hô hấp

Rễ cây giúp cây bám vào lòng đất, hút nước và các chất khoáng, hô hấp

Trước khi đến với cách sử dụng thuốc kích rễ chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bộ rễ bị tổn thương và công dụng của thuốc kích rễ nhé

Có thể kể đến các nguyên nhân như là : 

  • Lượng nước tưới cho cây quá nhiều gây úng, thối rễ
  • Cây bị các loại vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương rễ.
  •  Tuyến trùng, rệp sát đất và nhện gây hại bộ rễ.
  •  Bón phân hóa học và sử dụng thuốc BVTV khiến đất chai cứng làm rễ bị nghẹt, không thể phát triển.

Giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khôi phục chức năng của rễ đó là sử dụng thuốc kích rễ.

Thuốc kích rễ cây là một sản phẩm kích thích ra rễ sử dụng nhiều trong giâm – chiết cành, tưới gốc, tưới lá, ủ hạt giống… giúp cây phát triển và phục hồi bộ rễ bị suy yếu do vận chuyển hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi.

Một cây có bộ rễ bị suy yếu sẽ rất kém phát triển

                                  Một cây có bộ rễ bị suy yếu sẽ rất kém phát triển

Thành phần thường có trong thuốc kích rễ: đạm, P205, K20, BO… đây là các nguyên tố cần thiết nhất giúp cho bộ rễ phát triển. Ngoài ra còn được kết hợp một vài nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, sắt,… để cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Công dụng của thuốc kích rễ

– Kích thích ra rễ cây ăn trái, cây công nghiệp, vườn ươm, cây kiểng

– Tưới gốc để tăng cường bộ rễ

– Nhúng cành giâm, thoa vào chỗ chiết để kích thích ra rễ

– Phun lên lá làm cây đâm tược mới, làm lớn lá, chống rụng hoa, tăng đậu trái

– Ngâm hạt giống để kích thích hạt nẩy mầm.

– Thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và tăng trưởng của cây, nhất là sau khi cây bị ngập úng.

Các trường hợp nên sử dụng thuốc kích rễ:

  • Cây phôi mới cắt bỏ hoàn toàn rễ và lá
  • Cây bị úng: bộ rễ đã bị thối, các đầu rễ chuyển sang màu đen.
  • Cây kém phát triển: do trồng sai công thức đất khiến rễ không mọc được

Cách sử dụng thuốc kích rễ cho từng trường hợp

Đối với cây phôi mới cắt bỏ hoàn toàn rễ và lá: rửa sạch bầu đất để nơi khô ráo trong vòng một ngày. Ngâm thuốc kích rễ hai giờ đồng hồ sau đó, trồng lại ở nơi thoáng mát.

Nên trồng cây bằng hỗn hợp cát 100% tưới ẩm hàng ngày để bộ rễ nhanh ra rễ cám hơn.

Đối với bộ rễ bị thối: Bới đất, làm sạch và cắt bỏ các đầu rễ bị thối, phơi khô ráo 1-2 ngày rồi tiến hành tưới hoặc ngâm thuốc kích rễ. Sau 10-15 ngày, cây sẽ ra các rễ cám mới và bắt đầu hồi phục.

Đối với cây có bộ rễ yếu, cây còi cọc, phát triển chậm do chăm sóc không đúng cách: Sử dụng thuốc kích rễ hòa với nước và tưới định kỳ.

Mỗi trường hợp thì có cách sử dụng thuốc kích rễ khác nhau

                               Mỗi trường hợp thì có cách sử dụng thuốc kích rễ khác nhau

Cách sử dụng thuốc kích rễ cho từng loại cây

  • Rau ăn trái:

Tưới theo hốc, theo hàng hoặc trực tiếp phun trên líp

Tưới định kì 7-15 ngày/lần sau khi gieo cấy từ 3-5 ngày. Tưới 3-4 lần/vụ

  • Rau ăn lá:

Tưới theo hốc, theo hàng hoặc trực tiếp phun trên líp

Tưới định kì 5-7 ngày/lần sau khi gieo cấy từ 3-5 ngày. Tưới 3-4 lần/vụ

  • Cây ăn trái,cây công nghiệp:

Tưới trực tiếp vào bồn, tưới định kì hàng tháng sau thu hoạch, sau khi trồng đối với cây con, hoặc vừa bị tác động xấu

  •  Hoa, cây cảnh, cây bonsai:

Tưới trực tiếp vào bồn, chậu, tưới định kì theo tuần sau khi trồng cây con, sau khi thu hoạch bông.

Cách sử dụng thuốc kích rễ đối với từng mục đích sử dụng  

Giâm, chiết cành :

–   Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc 5-10 phút, sau đó đem giâm lên đất đã chuẩn bị sẵn.

–   Bôi trực tiếp nước thuốc vào vết khoanh vỏ ( 1cm) khi bó bầu

Tưới gốc :

–     Tưới đều quanh gốc cây để tăng cường và phục hồi bộ rễ bị suy yếu do xử lý thuốc hoặc sau khi bị ngập úng, hay hạn hán. Sau đó 7 ngày tưới lại 1 lần

Phun lên lá :

–     Khi cây ra đọt, khi cây ra hoa và trái non. Làm cây đâm tược mới, chống rụng hoa, tăng đậu trái. Sau đó 7 ngày phun lại 1 lần.

Ngâm hạt giống:

  • Ngâm hạt giống trong 24 tiếng, sau đó vớt ra ủ bình thường.

Top 4 thuốc kích rễ phổ biến nhất hiện nay

  • Phân bón lá Toba net: kích thích ra rễ cực mạnh, phục hồi nhanh hệ rễ cây, thích hợp các cây trồng có bộ rễ bị suy yếu. Ngoài ra nó còn giúp cây hạn chế bệnh vàng lá sinh lý do thiếu dưỡng chất, vi lượng.
  • Thuốc kích rễ N3M: kích thích ra rễ, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng trưởng của cây, nhất là sau khi cây bị ngập, úng.
  • Thuốc kích rễ comcat: có công dụng kích thích ra rễ, tăng cường vi lượng giúp cây khỏe mạnh, giải độc phân hữu cơ, vô cơ.
  • Siêu ra rễ vitamin B1 cho cây trồng: kích thích ra rễ, dưỡng cây, chống sốc. Đồng thời giúp cây phát triển toàn diện rễ, chồi, lá, giúp cây cứng cáp chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa.

Cách sử dụng thuốc kích rễ chỉ giúp cây khắc phục một số vấn đề ở bộ rễ, chứ không thể thay thế các bước chăm sóc cây khác. Để cây phát triển khỏe mạnh còn dựa vào các yếu tố như đất trồng, phân bón, lượng nước tưới,… Vì vậy chỉ nên sử dụng vừa đủ liều lượng do nhà sản xuất yêu cầu, tránh lạm dụng.

Bạn đã biết cách bón phân cho cây cảnh để cây phát triển tốt nhất chưa, nếu chưa thì xem: Tại đây

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*