Từ lâu mọi người đều nghe nói đến phân trùn quế như một “thức ăn” thần kì cho mọi loại cây trồng. Vậy loại phân này là gì? Tại sao được xem là loại phân có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất? Tác dụng và cách dùng nó như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn nhé.
Mục Lục
Phân trùn quế là gì?
Phân trùn quế hay còn gọi là phân trùn đỏ là chất thải thu hoạch được sau khi con trùn quế ăn chất hữu cơ.
Đặc điểm của phân trùn quế
- Đây là một loại phân hữu cơ 100%, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phân.
- Trong phân chứa các sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc. Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do ( Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose và các chất xúc tác sinh học.
- Chất dinh dưỡng trong phân có thể hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt, phân trùn có thể được cây trồng sử dụng ngay.
- Phân có nồng độ pH=7
Tác dụng của phân trùn quế
- Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie,…
- Đồng thời, nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt.. Các chất này cây có thể hấp thụ được ngay, sẽ không có bất cứ rủi ro, hay tình trạng cháy cây xảy ra khi bón phân trùn quế.
- Đẩy lùi những bệnh của cây trồng nhờ chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất.
- Ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng vì phân có năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ
- Nồng độ pH của phân giúp cây sinh trưởng tròn điều kiện pH đất vừa phải
- Kích thích sự phát triển của cây và của vi khuẩn trong đất nhờ vào acid humid và indol acetic acid có trong phân
- Làm giảm hàm lượng acid cacbon trong đất và gia tăng nồng độ ni-tơ trong trạng thái cây có thể hấp thụ được
- Tăng khả năng giữ nước của đất, góp phần làm đất tơi xốp và giữ ẩm lâu
Cách tự làm phân trùn quế tại nhà
Để sản xuất ra một kg phân trùn quế không hề đơn giản. Để ra được thành phẩm chất lượng phải trải qua rất nhiều công đoạn và đòi hỏi thời gian dài. Chính vì vậy, giá thành phân trùn quế không hề rẻ.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự mình làm ra loại phân này. Thành phẩm do chính bạn làm, vừa đảm bảo chi phí lại vừa chất lượng
Những thứ cần chuẩn bị
- Thùng xốp có nắp đậy
- Đất ẩm
- Rau rác hữu cơ gồm: nước gạo + vỏ giá đỗ + bã đậu khi làm sữa đậu nành + cơm canh thừa, các thân rau như rau muống, mồng tơi, vỏ trái cây như chuối, dưa hấu,…
- Thành phần có chứa cacbon: bạn có thể lấy từ cơm, cháo, đường, giấy báo, lá khô, bìa cát tông,… Riêng bìa cát tông nên ngâm nước, xé nhỏ cho dễ trộn
- Không thể thiếu đó là con trùn, bạn có thể mua con giống trùn ở các trại nuôi trùn quế hoặc ở các cửa hàng bán đồ câu cá.
Cách làm phân trùn quế
Cứ một lớp đất, cho 1 lớp rác hữu cơ. Nếu có phân trùn, thì nên cho vào một ít vì thường trong phân trùn sẽ có nhiều trứng trùn. Cho vào thêm các thành phần có chứa cacbon. Sau đó cho trùn vào. Cuối cùng đậy nắp thùng xốp lại.
Phân bò là thức ăn rất tốt cho trùn, nếu có phân bò thì nhớ đổ vào. Nên dùng phân bò tươi, hòa tan với nước rồi đổ vào cho trùn ăn, để nguyên phân tươi có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả đang ủ. Không dùng phân bò đã qua xử lý nhé.
Lưu ý: Trùn sống trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, hỗn hợp tạo phân trùn phải luôn giữ ẩm, nếu khô thì có thể khiến trùn bị chết. Luôn giữ ẩm cho hộp phân trùn sẽ giúp trùn sinh sôi nhanh.
Sau một tháng, thành quả mà bạn thu được sẽ là phân trùn quế có màu nâu, tơi xốp không phát mùi và nhiều trùn con.
Cách sử dụng phân trùn quế
Liều lượng sử dụng
Cây cảnh: Trộn theo tỷ lệ 3/5 (3 phần phân trùn và 5 phần còn lại (đất, xơ dừa, tro trấu…) hoặc tùy vào nhu cầu của cây
Trồng rau tại nhà: Trộn tỷ lệ 1/1 (1 phần phân trùn và 1 phần còn lại (đất, xơ dừa, tro trấu.. ), không cần bón thêm bất cứ loại phân nào khác, có thể sử dụng nhiều lần.
Trồng rau mầm: chỉ cần 1kg phân trùn cho vào khay nhựa 30cm x 45cm và 30g hạt giống sau 5 ngày chúng ta sẽ có 600gr rau mầm.
Trồng đại trà: Bón lót 250-300kg/1000m2
Cây ăn quả: Bón 0,5-1kg/cây, 1 – 2lần/năm, tùy vào tuổi của cây
Cây tiêu: Bón 1-2kg/nọc tiêu, 1-2 lần/năm
Cách sử dụng phân trùn quế theo từng mục đích
Phân trùn có thể được sử dụng như thành phần của đất ươm, vườn ươm hay là phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
Làm phân bón lỏng: Lấy 1kg phân trùn cho vào thùng nhựa cùng với 10 lít nước, dùng máy bơm oxy (loại nhỏ dùng sục khí cho hồ cá) sục 24 – 36h, sau đó lấy nước cho vào bình xịt, xịt cho tất cả các loại cây, có tác dụng như loại phân bón lá rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh, còn phần bã bón cho cây bình thường.
Cho sự nảy mầm: Dùng 20-30% phân trùn quế trộn với đất, đảm bảo cho cây phát triển trong 3 tháng mà không cần bất cứ thức ăn nào khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và có tỷ lệ sống cao.
Như là chất điều hòa chất: Nếu bạn bỏ phân trùn và tưới nước thường xuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã được cuốc lên, thì lớp đất này sẽ cải tạo đáng kể (3000 – 3500kg/ha).
Như là phân bón: Bỏ phân trùn trực tiếp quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu dùng nhiều) bón lót cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra một loại thực phẩm có năng suất và chất lượng cao.
Như là nhà cải tạo đất: Vì phân trùn chứa đựng hàng ngàn kén trùn, nên khi ta bón vào đất, gặp điều kiện thuận lợi, kén trùn sẽ nở ra và sinh sống trên chính mảnh đất canh tác của chúng ta và nơi nào có trùn sinh sống thì nơi đó đất luôn màu mỡ và tơi xốp.
Lưu ý
Để phát huy tốt nhất tác dụng của phân, bạn nên thực hiện thêm 2 việc.
- Thứ nhất, bổ sung thêm nấm đối kháng tricodecma để tăng khả năng đối kháng mầm bệnh cho cây trồng lên gấp bội, phân trùn quế không có được chủng này nên chúng ta cần phải bổ sung thêm vào ngay khi bón.
- Thứ hai, sau mỗi 10-15 ngày cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học hoặc dịch trùn quế, vì bản thân dịch trùn quế sẽ có những vi sinh vật có lợi mà phân trùn quế sở hữu.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về phân trùn quế mà tinhdoanvinhphuc.vn muốn cung cấp đến cho các bạn. Hy vọng với những kiến thức có được, các bạn sẽ có một mùa vụ cây trồng thành công hoặc sẽ có một vườn cây cảnh thật đẹp nhé.
Để hiểu rõ hơn về các loại đất trồng cây cảnh mời các bạn xem thêm : Tại đây