Cây Vạn lộc là một trong những loài cây cảnh ưa bóng mát, không cần nhiều ánh nắng, thích hợp để trồng trang trí trong nhà, văn phòng.
Mục Lục
Cây vạn lộc hợp mệnh gì?
Nhắc đến cây vạn lộc thường người ta sẽ nhớ ngay đến yếu tố phong thủy. Cây vạn lộc đỏ mang màu giống như màu của lửa nên rất hợp với những người mang mệnh hỏa. Người mệnh hỏa trồng vạn lộc đỏ sẽ gặp được nhiều may mắn, tài lộc dồi dào.
Người mệnh hỏa vốn đã năng động, dám dấn thân và ưa mạo hiểm lại kết hợp với cây vạn lộc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy vậy mệnh hỏa nếu bốc đồng quá cũng dễ gặp nguy hiểm nên người mệnh hỏa khi trồng cây nên chọn những chậu có màu lạnh như xanh, trắng để làm dịu bớt và khiến số mệnh ổn định hơn.
Bên cạnh đó người mệnh thổ trồng cây vạn lộc cũng là một sự lựa chọn không tồi. Mệnh thổ vốn vững trãi, bền bỉ nên có thể thoải mái đón tài lộc vào nhà mà không sợ nguy hiểm như mệnh hỏa. Nếu bạn mang mệnh thủy nên trồng cây bằng cách thủy sinh để mang lại lợi ích cao nhất.
Ý nghĩa cây vạn lộc trong phong thủy
Ngay từ cái tên của cây – vạn lộc có lẽ cũng đã phần nào nói cho ta biết ý nghĩa của cây rồi phải không nào. Trong tiếng Hán, từ vạn đại diện cho số lượng rất lớn. Từ lộc ý chỉ phúc lộc, tiền bạc và sự may mắn trong cuộc sống. Ý nghĩa cái tên của cây vạn lộc chỉ sự phúc lộc, may mắn nhiều không bao giờ hết, đặc biệt là trong những dịp cây ra hoa. Hoa vạn lộc khi nở là một tin tốt báo hiệu tài lộc nảy nở cho gia đình.
Cây vạn lộc có khả năng thanh lọc không khí giống cây lưỡi hổ tạo không gian sạch và thoáng đãng, mát mẻ nên nó cũng được cho là có khả năng trừ tà, gia tăng sức sống cho gia đình.
Nhiều người rất ưa chuộng cây vạn lộc đỏ bởi màu đỏ là màu mang lại sự may mắn và điềm lành rất hợp với ý nghĩa của cây vạn lộc. Bày cây vạn lộc đỏ ngay tại phòng khách giúp chủ nhà thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong công việc, hạn chế xui rủi trong kinh doanh.
Cây vạn lộc xanh cũng có lợi thế riêng nhờ sự kết hợp giữa hai màu xanh trắng tạo cảm giác thanh nhã, quý phái có tác dụng xua đuổi những thứ ô trọc và không lành cho gia đình.
Cách trồng cây vạn lộc
Cây vạn lộc có sức sống cao nên khá thuận tiện cho việc trồng và không cần mất quá nhiều công chăm sóc. Cây hoàn toàn có thể phát triển tốt khi được trồng trên đất hay được nuôi thủy sinh.
Trồng trên đất:
Nên lựa chọn loại đất giàu dinh dưỡng và tơi xốp để đảm bảo thoáng khí. Bạn cũng có thể tự tạo đất cho cây bằng cách trộn than bùn, mùn, trấu, cát và đất theo tỉ lệ bằng nhau để đảm bảo môi trường phát triển tốt cho cây.
Nếu trồng cây trong chậu, không nên chọn loại chậu quá nhỏ sẽ khiến rễ cây bị hạn chế, ảnh hưởng việc phát triển của cây. Nên chọn chậu có độ cao ít nhất gấp đôi chiều dài của rễ và độ rộng gần bằng tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng.
Để đảm bảo các yếu tố phong thủy, bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc và hình dạng chậu cây cho phù hợp với tuổi và mệnh của mình nhằm tăng sự may mắn và phúc lộc.
Trồng vạn lộc thủy sinh:
Bước đầu tiên, ta cần rửa sạch số đất bám quanh rễ sau khi lấy cây ra khỏi đất. Quá trình này cần thực hiện nhẹ nhàng tránh gây tổn thương rễ. Sau đó rửa sạch phần thân và lá cây vạn lộc, đồng thời cắt tỉa các phần cành lá bị hỏng, héo. Trước khi cho vào chậu thủy tinh, nên lưu ý để cho cây ráo nước tránh việc bị hỏng cây.
Giống như trồng bằng chậu đất, bạn cũng có thể sử dụng sỏi trắng để trang trí vừa làm đẹp lại giúp cố định rễ cây.
Xem thêm:
–> Cây Vạn lộc: ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cho người hợp tuổi