Mục Lục
Các bệnh phổ biến trên cây sầu riêng vào mùa mưa
Có giá bán khá hấp dẫn trong thời gian gần đây cây sầu riêng đã được nhà nông khắp nơi chú ý để phát triển. Song cũng như cây trồng khác những ai trồng cây sầu riêng đều có nhiều nỗi lo nhất là bệnh do nấm gây ra. Tuy tốc độ gây bệnh không tức thời nhưng nếu không chú ý đến các phương pháp phòng trị thì thiệt hại sẽ lớn hơn bởi đây là cây trồng có chu kỳ sinh trưởng dài việc phục hồi rất tốn thời gian và công sức.
Bệnh thối rễ trên cây sầu riêng
Do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như lượng mưa lớn kéo dài ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh, sâu hại phát sinh phát triển. Mặt khác do tập quán canh tác lâu nay nông dân ít sử dụng phân hữu cơ bón phân hoá học không cân đối đồng thời do diện tích ngày càng phát triển nên đây là các yếu tố thuận lợi làm cho dịch bệnh ngày càng phát triển.
Trong các bệnh trên cây sầu riêng nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh do nấm phytophthora gây ra. Với loại nấm gây hại này bà con nông dân cần lưu ý đến các triệu chứng như thối thân xì mủ và đặc biệt là thối rễ.
Nấm phytophthora không tự lây lan mà ký sinh qua các loài tuyến trùng sống trong đất vì vậy để diệt trừ bệnh ta phải loại trừ vật trung gian lây lan bệnh. Tuyến trùng sống trong đất trồng khó lòng diệt trừ một cách triệt để nên chỉ còn cách hạn chế số lượng tuyến trùng ở mức chấp nhận được.
- Sử dụng giống sạch bệnh tránh mang nguồn tuyến trùng từ nơi khác vào
- Ngăn ngừa sự lây lan từ vừa này sang vườn khác hoặc từ bên ngoài vào
- Cải thiện độ PH cho đất bằng cách bón vôi hàng năm
- Bổ sung dinh dưỡng giúp cây có sức để kháng với tuyến trùng
Thuốc hoá học: Ridomil, Phosphonate và một số thuốc trị nấm có khả năng diệt phytophthora.
Cháy lá, chết đọt do nấm trên cây sầu riêng
Bệnh này phát triển rất mạnh trong mùa mưa và nhất là trong điều kiện cây được chăm sóc chưa thực sự đầy đủ nhất là thiếu phân chuồng hoai mục.
Có thể sử dụng các loại thuốc hoá học có một trong các hoạt chất sau đây: difenoconazole + propinoconazole(Tilt Supper) hoặc thuốc trừ sâu Bonaza. Phun một tới hai lần mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày bệnh sẽ giảm, đặc biệt với những cây mới chớm bệnh sẽ khỏi ngay những cây nặng sẽ dừng lại.
Phòng bệnh:
- Chăm sóc cây đầy đủ dinh dưỡng 1 năm bón ít nhất 20kg phân chuồng hoai mục/gốc, ngoài ra còn bón NPK theo quy trình.
- Không nên để vườn ẩm quá 70%
- Độ PH dưới 5,5
Tất cả những trường hợp này đều dẫn tới hiện tượng cháy lá rụng đọt non trên cây sầu riêng
Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng
Bệnh xì mủ thân do nấm phytophthora gây ra đặc biệt là loài Lapmivora. Biểu hiện là các vết đổi màu trên thân cây khi phát hiện giai đoạn sớm cạo ra thì thấy bên trong có những vết nâu đen trong thời gian phát triển của bệnh thì tạo nên hiện tượng xì mủ đặc trưng trên thân cây.
Loại nấm này thường sống trong môi trường đất và lan truyền bằng kiến, côn trùng mang mầm bệnh từ đất lên thân cây.
Để quả lý tốt bệnh xì mủ trong mùa mưa bà con cần chú ý các điểm như chăm sóc cây và tạo điều kiện thông thoáng sau thu hoạch.
- Trên tán cây có thể phun các thuốc trừ sâu gốc metalaxyl
- Gốc cây sử dụng vôi đặc để quét xung quanh gốc 1 mét để giúp các bào tử nấm không nảy mầm đặc biệt trứng các loài côn trùng không nở được giúp hạn chế nguồn lây nhiễm các loại nấm.
- Các vùng đất xung quanh gốc cây cũng nên rải vôi 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
- Các vết bệnh dùng dao cạo các vết bệnh ra sau đó đốt hết các vết bệnh mang bào tử nấm này.
Thuốc hoá học:
- Dùng Mataxyl 10% 10g/lít dùng liều đậm đặc quét lên vùng bệnh, quét lại lần 2 sau 7 ngày. Sau một thời gian vết bệnh khô rất nhanh và sẽ liền da lại.
- Dùng Mataxyl 10% ngừa nấm phytophthora gây bệnh thối rễ trong mừa mưa bằng cách tưới 3 lần Mataxyl với liều lượng 1g/lít nước lần 1 đầu mùa mưa, lần 2 giữa mùa mưa, lần 3 vào cuối mùa mưa.
Bài viết liên quan:
Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp hạt giống cây trồng, cây cảnh mini để bàn, cây cảnh nội thất phong thuỷ… đã cung cấp thông tin để thực hiện bài viết này!