XƠ GAN VÀ MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT

Xơ gan là giai đoạn muộn các bệnh của gan như viêm gan hay nghiện rượu mãn tính, cơ chế chính là sự phát triển của tổ chức sẹo gây xơ hóa Nhu mô gan có thể tự hồi phục sau các tổn thương, tuy nhiên một số tổn thương có thể hình thành các mô sẹo. Khi nói xơ gan tiến triển, nghĩa là ngày càng có nhiều mô sẹo hình thành, làm gan hoạt động kém hiệu quả và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các tổn thương do xơ gan hầu như không thể hồi phục, tuy nhiên nếu như xơ gan được chẩn đoán và phát hiện sớm đồng thời có những phương pháp điều trị triệt để các tác nhân gây nên xơ gan sẽ giúp chặn đứng quá trình này, thậm chí có thể hồi phục được một phần.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh xơ gan.

  • Viêm gan siêu vi mạn tính: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ gan.
  • Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài
  • Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dẫn đến xơ gan.

Triệu chứng

Xơ gan thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cho đến khi các tổn thương lan rộng. Một số dấu hiệu muộn bao gồm:

  • Mệt mỏi, ăn không ngon
  • Buồn nôn, tụt cân
  • Sưng phù ở chân, bàn chân, mắt cá, dễ chảy máu hay bầm tím.
  • Vàng mắt, vàng da, ngứa ở da.
  • Xuất hiện các mạch máu mạng nhện trên da hay đỏ ở lòng bàn tay.
  • Lú lẫn, buồn ngủ, nói ú ớ (bệnh não gan)
  • Bụng trướng do tích tụ dịch báng.
  • Tắt hay trễ kinh bất thường không do thai kì hay mãn kinh ở phụ nữ.
  • Ở nam giới giảm ham muốn, teo tinh hoàn hay có hiện tượng nhũ hóa tuyến vú.

Nguyên nhân

Nguyên nhân xơ gan có thể do một hoặc nhiều trong số các nguyên nhân như:

  • Nghiện rượu.
  • Viêm gan do virus (B, C, D)
  • Gan nhiễm mỡ nặng
  • Tích tụ sắt trong cơ thể (Hemochromatosis)
  • Xơ nang gan
  • Tích tụ đồng trong gan (Wilson)
  • Ống mật gan hoạt động kém hiệu quả (Atresia đường mật)
  • Thiếu hụt alpha- 1 antitrypsin
  • Rối loạn chuyển hóa đường (bệnh lưu trữ galactosemia hay glycogen) do di truyền.
  • Rối loạn tiêu hóa di truyền (Alagille)
  • Bệnh gan do hệ thống miễn dịch (Viêm gan tự miễn)
  • Hệ thống ống dẫn mật bị hủy hoại (Xơ gan mật nguyên phát)
  • Xơ sẹo các ống mật (Viêm đường mật xơ cứng tiên phát)
  • Sử dụng dài ngày một số loại thuốc như methotrexate hoặc isoniazid.

 

Biến chứng:

  • Tăng huyết áp tại tĩnh mạch cửa: Xơ gan làm chậm lưu lượng máu qua gan, do đó làm tăng áp lực tĩnh mạch
  • Sưng phù ở chân và bụng: Áp lực tăng trong tĩnh mạch cửa khiến các chất lỏng tích tụ ở chân và bụng (cổ trướng). Ngoài ra, tình trạng này còn là kết quả của quá trình gan không sản xuất đủ các protein trong máu như albumin.
  • Lách to: Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa làm thay đổi cung lượng máu đến lách, khiến lách sưng to, giảm các tế bào bạch cầu và tiểu cầu trong máu.
  • Xuất huyết: Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa làm tăng cung lượng máu đến các tĩnh mạch nhỏ hơn có thể gây vỡ, xuất huyết, giãn tĩnh mạch (thực quản hay dạ dày). Nếu gan không tạo đủ các yếu tố đông máu, cơ thể sẽ có hiện trạng xuất huyết ồ ạt không kiểm soát.
  • Nhiễm trùng: Khi xơ gan, cơ thể hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến việc cơ thể chống lại nhiễm trùng kém hơn. Xơ gan cổ trướng có thể dẫn đến viêm phúc mạc.
  • Suy dinh dưỡng: Xơ gan làm hệ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng kém dẫn đến suy nhược và tụt cân.
  • Tích tụ độc tố trong não: Xơ gan khiến hoạt động của gan kém hiệu quả, qua trình loại bỏ độc tố bị suy giảm, các độc tố này sẽ tích tụ trong não, gây ra lú lẫn, mất tập trung. Theo thời gian, bệnh tiến triển khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê hoặc người thực vật.
  • Các bệnh về xương: Một số người mắc bệnh xơ gan làm giảm độ vững chắc của xương khớp và có nguy cơ gãy xương cao hơn.
  • Tăng nguy cơ ung thư gan: Phần lớn các bệnh nhân xơ gan không kiểm soát sẽ tiến triển thành ung thư gan.
  • Xơ gan mãn tính có thể dẫn đến suy chức năng đa tạng.

Phòng ngừa:

Xơ gan hoàn toàn có thể được phòng ngừa:

  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Chế độ ăn lành mạnh, nhiều thực vật (trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein sạch, giảm lượng chất béo và thức ăn nhiều dầu mỡ)
  • Duy trì cân nặng hợp lý, hãy lên kế hoạch thực hiện giảm cân nếu bạn thừa cân.
  • Điều trị viêm gan và các nguy cơ lây truyền: Tiêm ngừa vắc xin, không sử dụng chung kim tiêm, quan hệ tình dục an toàn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C.

Xem thêm :

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*