Sinh lý yếu là chứng bệnh thường gặp ở tuổi 40 trở lên, không chỉ ở phái nam mà có cả ở nữ giới. Thực tế cho thấy, khi 1 trong 5 tạng bị suy yếu đều có ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và sự ham muốn tình dục. Nếu nội tạng được điều hòa ăn ngon ngủ tốt, sinh lý mới được cải thiện.
Y học cổ truyền có nhiều món ăn thuốc bổ dưỡng, điều hòa tâm, can, tỳ, phế, thận giúp người bệnh tăng cường sinh lực, khiến cuộc sống phòng the được viên mãn. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Nên dùng món ăn thuốc bổ tâm khí.
Bài 1 – Tim lợn hầm hạt sen: tim lợn một quả bổ đôi, làm sạch gân trắng, nhồi các vị: hạt sen, khiếm thực, cẩu kỷ, táo đỏ bỏ hạt, mỗi thứ 20g; gia vị vừa đủ, khâu lại, hầm ăn tuần vài lần.
Bài 2 – Chè hạt sen: hạt sen 50g, long nhãn 30g, đường cát. Nấu chè ăn.
Bài 3 – Gỏi ngó sen: ngó sen 200g, cà rốt 50g, hành tây 20g, tôm luộc bóc vỏ 30g, chân giò luộc thái lát 30g, rau mùi 30g, lạc rang 20g, gia vị mắm muối vừa đủ. Tất cả làm gỏi cho một người ăn.
Bài 4 – Tim lợn tiềm (Quy tỳ): nhân sâm 12g, bạch truật, phục thần, đương quy, hoàng kỳ, táo nhân, viễn chí, long nhãn, mỗi vị 10-12g; mộc hương 6g; cam thảo 4g; đại táo 3 quả. Tiềm ăn, hoặc sắc uống trong ngày.
Gà ác chưng ngũ vị rất tốt cho người sinh lý yếu do phế khí hư.
Dùng món ăn thuốc bổ khí ích can huyết.
Bài 1 – Lẩu cá kèo hoa lý: cá kèo 100g làm sạch, hoa lý 100g, rau đắng 50g, giá đậu 50g, lá giang, rau thì là, gia vị vừa đủ. Nấu lẩu ăn.
Bài 2 – Canh dưỡng sinh: cà rốt 100g, củ cải 50g, nấm hương 20g, ngưu bàng tươi 20g, bột gia vị vừa đủ. Hầm bằng nồi sành hoặc thủy tinh, tuần ăn vài lần.
Bài 3 – Gan lợn xào: gan lợn non 100g, hành tây 50g, ớt chuông, rau mùi 12g, gia vị vừa đủ. Xào ăn.
Bài 4 – Atisô hầm đuôi lợn: bông atisô tươi 200g, đuôi lợn 50g, thêm gia vị. Tiềm ăn.
Bài 5 – Thịt bò xào cải xoong: thịt bò non 100g, cải xoong 150g, gia vị vừa đủ. Xào ăn.
Bài 6 – Trạch kho củ cải: cá trạch 100g làm sạch, củ cải 50g, mộc nhĩ 20g, hành củ và gia vị vừa đủ. Kho ăn.
Sinh lý yếu, ăn kém, cơ nhẽo, hai tay thường lạnh, đại tiện lỏng. Nguyên nhân do tỳ khí hư. Nên dùng món ăn thuốc ôn bổ tỳ vị, dễ tiêu.
Bài 1 – Dạ dày dê tiềm thuốc: dạ dày dê 50g làm sạch; hạt sen, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 20g; sinh khương 3 lát. Hầm ăn.
Bài 2 – Cà rốt hầm thịt dê: cà rốt 100g, thịt dê 50g, hành tây 50g, thêm gia vị. Hầm ăn.
Bài 3 – Giá đậu xào lòng lợn: giá đậu 100g, lòng lợn 50g, thêm hành, bột tiêu. Xào ăn.
Bài 4: Chim bồ câu tiềm (bài Tứ quân tử): nhân sâm, bạch truật, phục thần, phục linh, mỗi vị 10-12g; cam thảo 4g; đại táo 3 quả; chim bồ câu 1 con. Tiềm ăn, hoặc sắc uống.
Sinh lý yếu, khi quan hệ thở nhanh, ho vã mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt. Nguyên nhân do phế khí hư. Nên dùng món ăn thuốc ôn bổ phế khí.
Bài 1 – Đậu phộng hầm táo: đậu phộng 100g, táo đỏ 20g, ý dĩ 40g. Hầm ăn, tuần vài lần.
Bài 2 – Đuôi lợn tiềm đinh lăng: đuôi lợn 1 cái, rễ đinh lăng sao vàng 100g, vỏ quít 30g. Tiềm ăn.
Bài 3 – Gà ác chưng ngũ vị: gà ác 1 con làm sạch, hoài sơn 14g, hạt sen 14g, đại táo 12g, nấm mèo 12g, hành gừng gia vị vừa đủ. Tiềm ăn.
Bài 4 – Cá ngựa tán: cá ngựa 100g, sao vàng tán bột, mỗi lần dùng 10-12g, ngày 3 lần. Hoặc liều tương đương ngâm rượu uống.
Sinh lý yếu, khi quan hệ không được lâu, chân không ấm, ù tai, tiểu không tự chủ. Nguyên nhân do thận khí hư. Nên dùng món ăn thuốc bổ thận khí.
Bài 1- Trứng vịt lộn ăn với lá mơ: trứng vịt lộn 1-2 quả luộc chín, lá mơ lông 20g, rau mùi 20g, gia vị muối tiêu, rau răm vừa đủ ăn.
Bài 2 – Chim bồ câu tiềm thuốc: chim bồ câu 1 con làm sạch, câu kỷ tử 30g, hạt hẹ 20g, ngũ vị tử 10g, gia vị gừng hành vừa đủ. Tiềm ăn.
Bài 3 – Cật lợn xào hoa lý: cật lợn 50g làm sạch bỏ gân trắng thái lát, hoa thiên lý 100g, hành tây 50g. Xào ăn.
Bài 4 – Chim cu đồng nấu cháo: chim cu 1-2 con làm sạch, gạo mới 100g vo sạch, đậu xanh 50g, gia vị gừng, hành, tiêu vừa đủ. Nấu cháo ăn.
Bài 5 – Tả quy hoàn gia vị: thục địa, hoài sơn, sơn thù, quy bản, câu kỷ tử, ngưu tất, đỗ trọng, mỗi vị 10-12g, cật lợn 1 quả. Tiềm ăn, hoặc sắc uống.