Kỹ thuật tưới nước, bón phân cho cây cảnh bonsai tại nhà

Trong các ngôi nhà của nước ta từ thành thị đến nông thôn hầu như nhà nào cũng có một vài cây cảnh để trang trí cũng như mang không khí thiên nhiên đến ngôi nhà. Trước nhu cầu đó trồng cây cảnh không chỉ là thú chơi mà đối với nhiều người đó là một nghề mang lại thu nhập.

Trồng cây cảnh tuy không khó nhưng lắm công phu và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài kỹ thuật cơ bản trong nghệ thuật cây cảnh.

Kỹ thuật tưới nước, bón phân cho cây cảnh bonsai tại nhà

Cây bonsai mang hình dáng của một cây cổ thụ thu nhỏ với những đường nét uyển chuyển được xem là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Các giống cây trồng trong chậu được nhiều người ưa thích hiện nay như là mai, sanh, si, linh sam, bông trang… là những loại cây dễ trồng, dễ tạo dáng chịu được nhiều điều kiện thời tiết ko thuận lợi.

Mỗi loại cây có điều kiện chăm sóc khác nhau thế nhưng vẫn dựa vào các nguyên tắc cơ bản.

Đất trồng cây cảnh

Chủ yếu là các loại đất phù sa đóng lại sau mỗi đợt lũ lụt hoặc đất ruộng sau khi gặt hái xong. Chúng ta lấy hai loại đất này ủ để trồng cây cảnh nhưng chủ yếu vẫn là đất phù sa vì giàu dinh dưỡng và rất tơi xốp.

Cây cảnh sau một thời gian trồng cần thay đất trồng cũng như chọn chậu phù hợp hơn với kích thước của cây. Việc thay chậu cũng khá đơn giản ta chọn loại đất tơi xốp sau đó bón lót một lớp phân hữu cơ để cây phát triển tốt hơn khi đưa cây vào chậu mới cần tỉa bớt phần rễ xum xuê để cây phát triển tốt hơn.

Trong miền nam đất trồng cây cảnh cũng khác người ta thường dùng xơ dừa, trấu trộn với cát và đất phù sa. Công thức này giúp cây thoát nước rất tốt ít bị ngập úng tuy nhiên chất dinh dưỡng rất ít cần bổ sung thêm nhiều phân bón.

tưới nước, bón phân cho cây cảnh

Tưới nước cho cây cảnh

Cây cảnh trồng trong chậu lượng đất ít hơn và việc giữ nước cũng kém hơn cây trồng ngoài đất cho nên phải tưới nước thường xuyên hơn. Cây cảnh nói chung có loại cây ưa nước nhưng cũng có loại cây ít chịu nước. Vì vậy liều lượng tưới cần căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng loại và điều kiện khí hậu.

Tuỳ vào sự phát triển của cây và độ ẩm của đất để quyết định liều lượng nước tưới. Nhiều người mới chơi cây thường tưới nước quá nhiều khiến rễ cây bị thối và chết. Tốt nhất nên chọn loại đất thoát nước tốt và quan sát khi thấy đất dưới rễ cây khô hẳn thì mới nên tưới nước.

Nước tưới cây cảnh nên chọn nước sông, suối, ao hồ… giàu dinh dưỡng nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tưới đẵm cho cây no nước, tránh tưới nhiều lần trong ngày dễ khiến cây bị thối rễ. Có nhiều nghệ nhân sử dụng nước vo gạo để vài ngày cho chua rồi tưới cho cây cảnh rất tốt cho cây.

Ánh sáng cho cây cảnh

Đa số các loại cây cảnh bonsai là cây ưa nắng nhiều người mang cây vào trong nhà để vài ngày thấy cây vàng lá và có hiện tượng rụng lá. Mỗi ngày nên phơi nắng cây ít nhất 3 tiếng, những cây như linh sam, bông trang rất thích ánh nắng trực tiếp càng nhiều nắng cây càng ra nhiều hoa.

Với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ ở từng miền có thú chơi cây cảnh khác nhau như miền bắc có mùa đông lạnh ánh sáng yếu thích hợp chơi các loại cây: sanh, si, đa, lộc vừng, tùng la hán…

Miền nam và miền trung mưa và nhiều ánh sáng hơn nên thích hợp trồng linh sam, bông trang, sam núi…

Bài viết liên quan:

Phân bón

Loại phân tốt nhất cho cây là phân hữu cơ, ở các nhà vườn các loại phân chuồng, phân xanh được ủ qua 2 lần một lần ủ hoai và một lần phơi nắng. Đây là loại phân tốt nhất cho cây trồng vì các loại vi khuẩn đã được làm sạch lại chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây trồng.

Ngoài ra có thể sử dụng phân vô cơ NPK tuy nhiên lượng vừa đủ nên bón loãng gấp đôi với liều lượng ghi trên bao bì. Đối với người mới chơi cây tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ vì phân vô cơ nếu bón sai cách sẽ dẫn tới đất bị thoái hoá hoặc cây bị chết do xót phân.

Không nên bón phân vô cơ khi mùa đông không bón khi cây bị rụng lá hoặc đang ra lá non. Nên bón phân khi trời ấm và sau khi mưa là tốt nhất.

tưới nước, bón phân cho cây cảnh

Uốn cây cảnh

Để tạo dáng cho cây cảnh đẹp việc uốn và tỉa cành lá phải thường xuyên thực hiện. Cây nên được uốn khi cành con nhỏ cỡ ngón tay út, khi cành đã già việc tạo dáng rất khó khăn và có thể làm gãy cành.

Có thể cắt các cành không cần thiết, khi cắt tỉa cần tuân theo một dáng thế nhất định. Khi uốn thường sử dụng dây kẽm để uốn, cành nhỏ dùng kẽm nhỏ cành lớn hơn có thể sử dụng nhiều sợi kẽm để tránh cây bị gãy.

Có thể sử dụng biện pháp cắt giật cành để tạo sự cổ kính cho cây khi cắt giật các cành mới ra sẽ nhỏ hơn cành cũ tạo ra thế gốc to cành nhỏ nhìn giống một cây cổ thụ thu nhỏ trong tự nhiên. Một cây có đẹp hay không phụ thuộc vào cách tạo dáng của nghệ nhân, có thể cắt giật nhiều lần đến khi vừa ý thì thôi.

Các thế cơ bản: dáng trực lắc, dáng bay, dáng thác đổ, dáng quái, dáng gió lùa…

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên bán cây cảnh phong thuỷ, bán cây cảnh mini, hạt giống cây trồng… đã cung cấp thông tin để thực hiện bài viết này!

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*