Công dụng và cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Công dụng và cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Cây ngũ sắc có tên tiếng anh là Lantana camara thuộc họ cỏ roi ngựa ở nước ta thường gọi là cây hoa ngũ sắc, cây trâm ổi hay cây tứ quý… Tùy địa phương mà cây hoa ngũ sắc có tên gọi khác nhau. Cây có hoa rất nhiều màu nên được gọi là cây ngũ sắc, quả có mùi thơm hương ổi nên nhiều nơi gọi là cây trâm ổi.

Cây hoa ngũ sắc thường được trồng ở hàng rào các cánh đồng hoang, các cây này thường thân cây thẳng đứng ít u bướu có nhiều ở miền nam loại này có ít giá trị nghệ thuật. Nếu cây được trồng ở vùng núi cao, núi đá thì cây có rất nhiều u bướu rất đẹp các cây này mọc ở các tỉnh tây bắc nước ta.

Đặc điểm của cây ngũ sắc

Là cây bụi thân gỗ cành non dài và mềm có lông và gai mềm cong xuống,

Lá hình trái xoan nhọn đầu dày, màu xanh nhạt mặt trên của lá có phủ nhiều lông ngắn mềm.

Cây hoa ngũ sắc có quả màu xanh mềm hình cầu có vị thơm như như quả ổi, khi chín mọng có màu đen có hạt xù xì và cứng.

Hoa ngũ sắc nở quanh năm có hình cầu rất nhiều màu sắc khác nhau, có loại màu hoa thay đổi theo thời gian, có loại hoa chỉ có một màu như màu tím, vàng, hường phấn, trắng…

Thân cây nhiều ưu bướu, cây cao trên 2 mét trong quá trình chơi bonsai các nghệ nhân thường cắt bớt để tạo dáng cho đẹp.

Cây ngũ sắc có thể tạo nhiều dáng thế khác nhau như dáng trực, dáng huyền, dáng thác đổ…

Ứng dụng của cây hoa ngũ sắc

Công dụng và cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có nhiều màu sắc đẹp, cây ra hoa quanh năm, hoa rất sai. Không tốn công chăm sóc nên được trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo cây bonsai. Ngũ sắc được trồng nhiều ở cơ quan, sân vườn, công viên…khí hậu càng khắc nghiệt hoa càng rực rỡ.

Được trồng chậu hoặc treo trên ban công các căn hộ chung cư đều rất duyên dáng. Nghệ nhân thường ghép hoa ngũ sắc lên cây thân gỗ khác để tạo dáng cho vẻ đẹp rất lạ mắt.

Ngoài làm cảnh ngũ sắc còn là vị thuốc trong đông y, lá ngũ sắc có vị đắng tính mát có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hạ sốt. Khi bị rắn cắn có thể dùng lá ngũ sắc nhai kỹ đắp lên vết thương hoặc cầm máu. Lá có thể điều trị hiệu quả các vết chàm, ghẻ lở, nấm

Trị thấp khớp bằng cách chườm nóng. Hoa có tính mát, vị nhạt có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu bằng cách phơi hoa ngũ sắc sau đó lấy nước uống. Rễ cây hoa ngũ sắc có vị dịu tính mát có tác dụng giảm đau hạ sốt.

Lưu ý tránh nhầm lẫn với hoa cứt lợn vì nhiều nơi cũng gọi hoa cứt lợn là cây ngũ sắc.

Cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

 Công dụng và cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Đất trồng: cây không ưa ngập úng nên đất cần tơi xốp bạn có thể pha thêm cát hoặc xơ dừa để cây thoát nước tốt. Nếu trồng ở đất thịt khả năng thoát nước kém thì nên hạn chế số lần tưới nước lại. Cây có tán lá rộng, nở hoa nhiều, thân cây có thể phát triển to nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu trồng dưới đất cây sẽ tự vươn rễ đi tìm chất dinh dưỡng nhưng nếu trồng trong chậu cần bổ sung dinh dưỡng và thay đất mỗi năm một lần.

Phân bón: các loại cây cảnh trồng trong chậu không nên sử dụng phân vô cơ sẽ làm cây bị xót teo rễ lâu dần cây sẽ chết. Muốn cây luôn xanh tốt nên sử dụng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai mua ngoài tiệm cây cảnh. Khi bón phân cần xới đất ở thành chậu lên rải đều xung quanh chậu trung bình 1 tháng bón phân một lần.

Tưới nước: Nên tưới nước 3 ngày một lần nếu đất thoái nước tốt thì có thể tưới thoải mái, tránh tưới quá nhiều làm rễ cây bị thối nhất là khi trồng trong chậu.

Ánh sáng: cây phát triển ngoài tự nhiên rất tốt mỗi ngày cần 4 – 6 giờ ánh sáng trực tiếp. Khi đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng cây sẽ xanh tốt và ra hoa quanh năm. Tốt nhất là nên trồng cây dưới tán một cây to lớn, cây rất thích hợp với khí hậu nước ta.

Kỹ thuật tạo bonsai: cây ngũ sắc cũng khá được ưa chuộm để làm cây bonsai, loại ngũ sắc được chọn là cây có thân to, xù sì loại này thường mọc ở vùng núi đá. Sau đó người ta cắt trụi ngang thân để thu gọn dáng. Ngâm nước gốc cây này trong nước 30 phút sau đó vùi gốc này vào cát để ở nơi thoáng mát tưới nước vừa đủ.

Sau 30 ngày cây sẽ bắt đầu mọc lên các mầm nhỏ, đợi mần này lớn lên người ta sẽ tiến hành ghép các loại ngũ sắc có hoa đẹp vào để tạo thành cây bonsai có màu sắc hoa theo ý muốn. Cuối cùng đợi các cành đủ lớn sẽ tiến hành uốn và tạo cành tán cho phù hợp.

Keyword: Công dụng và cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*