Cách trồng và chăm sóc cây nhãn đạt hiệu quả cao

Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách trồng cây nhãn nhé.

Điều kiện sinh thái của cây nhãn

Ở nước ta cây nhãn được trồng từ Bắc vào Nam trên nhiều địa hình, đất canh tác khác nhau: Đất đồi núi, phù sa, đất cát, đất bazan… Nhưng tốt nhất là trồng ở đất phù sa nhiều màu, ẩm, mát, không bị ngập nước.

Nhãn có khả năng chịu hạn, chịu úng tốt. Cây nhãn có thể chịu ngập trong 2 – 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp để cây nhãn phát triển từ 21 – 270C.

Các giống nhãn, thời vụ, mật độ trồng

Các giống nhãn chính:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống nhãn khác nhau, mỗi giống nhãn đều có những ưu nhược điểm riêng. Đặc biệt đối với cây nhãn thông thường mỗi giống sẽ phù hợp để trồng ở một vùng và trở thành đặc sản.

Có thể kể đến một số giống nhãn nổi tiếng: nhãn lồng ( Hưng Yên), nhãn đường phèn ( khu vực sông Đáy thuộc Hà Tây cũ), nhãn xuồng cơm vàng ( Bà Rịa – Vũng Tàu), nhãn da bò….. ngoài ra còn có một số giống khác: nhãn super,nhãn muộn, nhãn hương chi, nhãn cùi…..

Thời vụ trồng:

Tùy vào từng vùng miền thì bà con có thời vụ trồng khác nhau. Chẳng hạn đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nâm Bộ thì thường trồng vào tháng 6 – 7.

Còn đối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thì trồng vào tháng 9. Đối với khu vực miền Bắc thường trồng vào vụ Xuân ( tháng 2 – 3) hoặc vụ Thu ( tháng 9 – 10)

Mật độ trồng:

Mật độ trồng nhãn tùy thuộc vào địa hình đất canh tác của bà con. Chẳng hạn ở những vùng đồng bằng bà con trồng vớimật độ 8m – 10m ( tức 125 cây/ha). Còn đối với đồi núi bà con có thể trồng với mật độ 8m – 8m ( khoảng 156 cây/ha).

Đối với những vườn có mật độ trồng dày thì bà con cần cắt tỉa vườn thường xuyên để tạo độ thông thoáng hạn chế sâu bệnh hại phát triển.

Cách nhân giống nhãn

Có nhiều phương pháp khác nhau để nhân giống cây nhãn, tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con 2 phương pháp nhân giống nhãn phổ biến và hiệu quả nhất: ghép cành và chiết chành.

1.Phương pháp ghép cành:

+ Ưu điểm:

Một số ưu điểm lớn nhất của phương pháp ghép cành như: cây ghép giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch, khả năng chống chịu tốt, cây phát triển vừa phải dễ chăm sóc thu hoạch, tuổi thọ của cây cao….

+ Nhược điểm:

Đối với phương pháp ghép bà con cần phải cẩn trọng khi lựa chọn mắt ghép, gốc ghép bởi cây ghép rất dễ bị nhiễm bệnh. Kỹ thuật ghép không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận người thực hiện thao tác nhanh, dứt khoát. Sau khi ghép nếu gặp gió lớn vết ghép rất dễ bị tách, nên nhà vườn cần phải chăm sóc kỹ sau khi ghép giống.

+ Gieo hạt giống:

Sau khi bà con chọn được hạt giống là những hạt đã già, không bị nhăn nheo thì bà con rửa sạch đặc biệt là phần cùi ở phần đầu hạt (Nếu không xử lý sạch phần cùi này thì hạt giống sau khi gieo rất dễ bị nhiễm nấm bệnh).

Tiếp theo bà con ủ hạt trong cát, vải ẩm trong 3 – 5 ngày cho đến khi hạt giống nứt nanh thì đem đi gieo.Bà con có thể làm liếp để gieo hạt hoặc gieo trực tiếp vào bầu ươm. Ong Biển khuyến khích bà con nên gieo vào bầu ươm sẽ tiện chăm sóc,tỉ lệ sống của sây giống cao.

Bầu ươm: Bà con chuẩn bị bầu ươm là túi nilon đen, rộng 10 – 12cm, cao 20 – 22cm, có các lỗ thoát nước ở phía dưới và xung quanh bầu.

Giá thể: Giá thể ươm bầu bà con có thể sử dụng đất ( đã được làm nhỏ) trộn với phân, xơ dừa hoặc trấu…

Sau khi chuẩn bị xong bầu ươm bà con nên xếp các bầu thành từng luống khoảng 4 – 5 hàng, bầu cách bầu15 – 20cm.

Khi gieo hạt bà con tạo một lỗ nhỏ khoảng 2 – 3cm ở giữa bầu rồi đặt hạt giống xuống, hạt giống nên để theo hướng nằmngang. Sau cùng phủ một lớp đất mỏng và rơm rạ lên.

Cây giống non còn rất yếu, không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời có cường độ cao nên bà con sau khi gieo hạt xong cần tiến hành che mát bằng lưới che nông nghiệp và thường xuyên giữ ẩm để hạt giống nẩy mầm.

+ Thời vụ ghép:

Sau khi gieo khoảng 8 – 12 tháng thì bà con có thể ghép giống. Cây giống cần đạt chiều cao 60 – 80cm, dường kính thân từ 0,8 – 1cm.

Thời vụ ghép giống: bà con có thể ghép giống quanh năm, nhưng để tỷ lệ thành công của vết ghép cao thì bà con nên ghéo giống vào vụ Xuân và vụ Thu. Bà con không nên ghép khi trời mưa hoặc nắng to, nên ghép giống vào những ngày dịu mát.

+ Cành ghép: Bà con chọn cành ghép là những cành từ 3 – 4 tháng tuổi. Cành ở lưng chừng tán, cành không mang hoa, quả không bị sâu bệnh. Cành ghép cần được bỏ lá để hạn chế cành thoát hơi nước.

+ Phương pháp ghép đoạn cành trên cây nhãn:

Sau khi đã chuẩn bị xong gốc ghép và cành ghép, bà con tiến hành ghép như sau:

– Cách mặt bầu khoảng 30 – 35cm bà con cắt ngọn của gốc ghép. Trên mỗi cành ghép bà con lấy 3 – 4 mắt có mầm ngủ.

– Từ trên đỉnh gốc ghép bà con chẻ một đường thẳng dọc thân gốc ghép dài từ 1 -1,5cm.

– Trên cành ghép bà con dùng dao sắc tạo một vết cắt dài 2 – 3cm có độ vát khoảng 30 – 450 sao cho phù hợp với vết chẻ ở trên gốc ghép. Dùng dây nilon tự hủy quấn chặt vết ghép.

– Sau khi ghép 10 ngày trên cây ghép bắt đầu có các mầm nhỏ phát triển bà con cần loại bỏ các mầm dại ( mầm ở gốc ghép).

– Ở trên mắt mắt ghép sau khi mầm phát triển được khoảng 3 – 5cm thì bà con tiến hành lọc mầm, loại bỏ các mầm nhỏ chỉ để lại mầm khỏe mạnh.

Sau khi cành ghép phát triển được 1 – 2 đợt lộc thì bà con cắt bỏ dây ghép. Đến khi cây ghép được 3 – 4 tháng thì bà con đem đi trồng. Lưu ý trước khi trồng thì bà con cần phân loại cây giống, giúp chọn lựa được những cây giống tốt, đạt chuẩn đồng thời giúp cây giống thích nghi với môi trường mới. khi trồng tỷ lệ sống sẽ cao hơn.

2.Chiết cành cây nhãn:

+ Ưu điểm: Một số ưu điểm khi nhân giống cây nhãn bằng phương pháp chiết cành: cây dễ dàng thích nghi với môi trường, cây chiết giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm cho thu hoạch.

+ Nhược điểm: Cây dễ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ. Cây chiết không có rễ cọc phát triển nên cây chiết yếu dễ bị đổ, ngã khi gặp thời tiết bất lợi.

+ Cành chiết: Cây để chiết thường là những cây 7 – 10 năm tuổi, khỏe mạnh, có tán cây phát triển cân đối, sạch sâu bệnh. Khi chọn cành chiết bà con nên chọn những cành 1 – 2 năm tuổi, có đường kính từ 1,5 – 2cm, trên cành ghép có 2 – 3 nhánh phát triển.

Cành ghép thường là những cành không có sâu bệnh, cành bánh tẻ, phát triển khỏe mạnh. Bà con không nên chọn chiết những cành dưới tán, cành mọc vượt.

+ Thời vụ chiết: Để đạt tỷ lệ thành công cao bà con nên chiết cành vào vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 10 và có thể bắt đầu trồng vào vụ xuân tháng 2 đến tháng 3.

Ngoài ra bà con cũng có thể chiết cành vào tháng 2 – 3 và trồng vào tháng 8 – 9, tuy nhiên nếu chiết cành vào vụ xuân và trồng vào vụ thu thì bà con phải giâm cành trước khi trồng.

+ Cách tiến hành:

Sau khi chọn được cành chiết bà con dùng dao khoanh vỏ. Vị trí khoanh vỏ cách nách cành khoảng 15 – 20cm. Bà khoanh vỏ dài 3 – 5cm tùy và kích thước của mỗi cành, chiều dài của khoanh vỏ thường gấp 1,5 – 2 lần kích thước của cành ghép.

Sau khi bà con tách lớp vỏ mới khoanh thì dùng dao cạo sạch phần nhựa ( phần tượng tầng) dùng khăn lau sạch. Rồi đắp bầu chiết lên, dùng nilon bọc lại và dùng dây buộc chặt. Bà con có thể đắp bầu chiết ngay sau khi cạo bỏ phần tượng tầng hoặc phơi khoảng 2 – 3 ngày rồi mới đắp bầu chiết.

Đất bầu chiết: Bà con nên chọn đất thịt nhẹ, đất pha cát, phù sa, đất ở ao, hồ đã phơi khô để làm bầu chiết.

Khi làm bầu chiết bà con có thể trộn thêm xơ dừa, rễ bèo hoặc tro trấu để tạo độ tơi xốp. Bầu chiết đạt yêu cầu là khi bà con nắm đất vào tay đất không bị bể ra cũng không có nước chảy ra từ kẽ ngón tay là được.

Thông thường sau khi chiết khoảng 2 – 3 tháng thì bà con quan sát ở bầu chiết sẽ có rễ mọc và có rễ cấp 2, cấp 3 mọc khắp ½ bề mặt bầu chiết là có thể cắt cành đem đi trồng.

Khi cắt bà con cắt cách bầu chiết từ 0,5 – 1cm. Sau khi cắt xong bà con đem cành chiết để ở những nơi râm mát, cắt bỏ 2/3 lá. Sau khi trồng do cành chiết còn yếu nên bà con cần tiến hành che mát cho cành chiết, không để cành chiết tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh.

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Bón lót:

Khi làm bồn xong bà con nên bón lót 2 – 3kg phân bón hữu cơ sinh học OBI – Ong Biển 03 đặc biệt/gốc. Đảo đều với đất, tưới nước giữ ẩm sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản cây nhãn từ 1 – 3 tuổi:

Thời gian cho trái của cây nhãn phụ thuộc vào từng giống nhãn cũng như cách chăm sóc của nhà vườn. Thông thường nếu chăm sóc tốt cây nhãn sau 3 năm sẽ cho thu hoạch.

Năm đầu tiên : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt hoặc OBI – Ong Biển 03 thường từ 4 – 6kg/cây chia làm 6 – 8 lần bón, bón cách gốc 20 đến 30 cm tưới đẫm nước.

Năm thứ 2 và 3 : Sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt hoặc OBI – Ong Biển 03 thường từ 8 – 15 kg/cây chia làm 6 – 8 lần bón trong năm.

Sau mỗi lần bón bà con cần tưới nước đẫm. Nếu chủ động được nguồn nước tưới bà con nên chia nhỏ số lần bón để cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, tùy vào sức khỏe và độ tuổi cây trồng mà căn lượng bón cho phù hợp. Nên bón vào thời điểm cơi đọt đã già chuẩn bị đón cơi đọt mới.

tăng năng suất cây nhãnPhân bón hữu cơ sinh học OBI – Ong Biển giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây nhãn vượt trội

Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi

Đối với những cây nhãn trên 3 năm tuổi, bà con bón như sau:

+ Trước khi ra hoa: bón 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt /gốc.

+ Khi quả lớn khoảng 1cm: bà con bổ sung 3,2 – 3,5kg phân bón hữu cơ OBI -Ong Biển 4 khoáng.

+ Trước khi thu hoạch từ khoảng 30 – 40 ngày bà con tiếp tục bổ sung thêm 2 -2,5kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 4 khoáng.

+ Sau khi thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày bà con cần bổ sung 4kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt giúp cây phục hồi. Chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*