Trật khớp vai là tình trạng khá phổ biến ở độ tuổi 20 – 40, những người thường xuyên vận động rất dễ mắc phải. Trật khớp vai gây ra các cơn đau dữ dội làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc, nếu không chữa trị kịp thời, các cơn đau này sẽ kéo dài không dứt.
Vậy, trật khớp vai là gì, có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng khám phá qua bài viết này nhé!
Mục Lục
Trật khớp vai là gì?
- Trật khớp vai là tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ khớp.
- Trật khớp vai nhiều lần, có thể làm cho các dây chằng xung quanh khớp vai bị giãn hoặc đứt khiến cho khớp không ổn định vị trí.
- Có các dạng trật khớp vai như: bị trật khớp vai ra phía trước, ra sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.
Các triệu chứng trật khớp vai là gì?
- Đau dữ dội ở khớp vai;
- Biến dạng phần vai có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường;
- Sưng hoặc bầm tím vùng vai, cánh tay;
- Sờ vào vai thấy hõm khớp rỗng do chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài;
- Khớp vai không di chuyển được;
- Trật khớp vai cũng có thể gây tê, ngứa ran ở gần vùng chấn thương;
- Cơ bắp tại vai bị co thắt gây đau đớn.
Nguyên nhân trật khớp vai là gì?
- Môi trường làm việc: Thường xuyên bê vác vật nặng lên vai, tai nạn lao động;
- Tai nạn giao thông: Va đập mạnh làm chấn thương vai;
- Chấn thương do tai nạn trong thể thao;
- Tai nạn sinh hoạt: Đập vai do ngã cầu thang, ngã chống tay, ngã sàn nhà do trơn trượt… khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trật khớp vai bao lâu thì khỏi?
Dựa vào vị trí bị sai khớp, từ đó mới xác định được thời gian phục hồi. Với các bệnh nhân thì thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Tình trạng trật khớp nặng nhẹ;
- Phác đồ điều trị do các chuyên gia y tế phác thảo;
- Sự tuân thủ phác đồ, cũng như kiêng cữ của người bệnh.
Kết hợp tất cả các yếu tố trên thì có thể chẩn đoán tương đối về thời gian khỏi bệnh của người bị trật khớp vai.
Sau khi đã được nắn trật khớp vai trở về lại vị trí cũ, khớp vai cần thời gian từ 12 – 16 tuần để lành. Từ tuần 12 trở đi, người bệnh có thể cử động nhẹ khớp vai. Tiếp sau đó đến tuần thứ 16 khớp vai có thể hoạt động cơ bản được.
Nếu người bệnh bị gãy xương song song với trật khớp vai, thì sau khi được nắn chỉnh người bệnh phải đeo đai trong quá trình trị liệu trên 03 tháng.
Cần theo dõi tình trạng bệnh theo lời khuyên bác sĩ, nếu không chữa dứt có thể làm viêm bao quanh khớp vai ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này, nên người bệnh cần đặc biệt chú ý!
Cách phòng tránh trật khớp, sai khớp vai vai hiệu quả
Có đến 90% trường hợp tái diễn trật khớp vai sau lần bị trật khớp đầu tiên do người bệnh vận động lại nhiều.
Khi khớp vai bị trật nhiều lần, các cấu trúc sụn viền hay dây chằng bao khớp bị rách rộng hơn, dẫn đến gãy mảnh xương, khuyết xương… từ đó khiến cho khả năng vận động của vai suy giảm.
Với những người đã trật khớp vai: có thể phòng tránh trật khớp bằng các cách sau:
- Hạn chế hoạt động bên vai bị trật khớp;
- Tập luyện vai nhẹ để tăng sức mạnh và sự linh hoạt;
- Chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm, giảm đau.
Với những người chưa bị trật khớp vai:
- Rèn luyện cơ thể thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của khớp và săn chắc cơ bắp.
- Hạn chế khiêng vác vật nặng sai tư thế.
- Ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp: cá hồi, xương ống, sụn heo, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại quả hạch, rau bina, bông cải xanh,…
- Đặc biệt, bạn cần bổ sung các loại thuốc bổ dành cho xương khớp, vì thực phẩm hằng ngày thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, hơn nữa nếu qua nấu nướng, các dưỡng chất cũng sẽ bị vơi đi dần.
- Thuốc bổ xương khớp thường có thành phần đầy đủ các vi chất, giúp cho xương khớp khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng, đồng thời còn giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho khớp vai.
Xem thêm Top 15 thuốc bổ xương khớp tốt nhất trên thị trường hiện nay
- Hạn chế các thực phẩm không tốt như: thực phẩm chiên xào, nướng; thực phẩm quá nhiều muối hoặc nhiều đường; không ăn nội tạng động vật; hạn chế bia, rượu, thuốc lá và chất kích thích,…
Trên là bài viết về chủ đề trật khớp vai, hi vọng qua đó cung cấp đầy đủ các thông tin bổ ích cho người đọc.
Chúc bạn sớm điều trị thành công và có được một sức khỏe như ý!
Tham khảo thêm tại: nhathuocviet.vn