Thành phần và cách sử dụng nhân sâm

Thành phần và cách sử dụng nhân sâm

Nhân sâm là loại dược liệu đông y đứng đầu trong tất cả các vị thuốc. Do củ sâm có hình hài giống con người nên được gọi là nhân sâm.

Nhân sâm thuộc họ tam thất, có nhiều loại cây thuộc họ này như sâm đất, sâm ngọc linh, củ đinh lăng. Các loại này đều được chứng minh có tác dụng rất tích cực với sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường phổ biến 3 loại nhân sâm đó là hồng sâm hàn quốc, sâm trồng trung quốc(cát lâm sâm), sâm của việt nam(sâm ngọc linh). Có một loại cây có dược tính gần giống nhân sâm giá lại rẻ nên sử dụng đó là đinh lăng.

Thành phần: gồm hơn 12 loại ginsenosid và 30 loại saponin khác nhau. Có nhiều saponin chỉ tìm thấy ở nhân sâm.

Công dụng của nhân sâm

Đại bổ nguyên khí khí lực giảm.

Phế khí hư: hen suyễn, hụt hơi nhanh bị mệt mỏi thở dốc khi làm việc nặng, lên xuống cầu thang.

Tì khí hư: ăn kém, hay đầy hơi, xình bụng cũng sử dụng nhân sâm rất tốt.

Huyết kém: sắc mặt nhợt nhạt, hay hồi hộp, đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt, đánh trống ngực… cũng có thể dùng nhân sâm.

Cơ chế tác động: nhân sâm tác động tới cơ thể bằng cách các saponin làm cơ thể tăng tiết các hormone từ đó là ăn ngon, an thần. Ngoài ra nó còn làm dãn mạch khiến khí huyết lưu thông tốt hơn. Các vitamin khoáng chất giúp cơ thể tạo thành máu tươi(dưỡng huyết).

Cách dùng nhân sâm

Trộn với gừng rang lên cho khô rồi tán bột, mỗi lần dùng nửa muỗm cà phê.

Ngậm: khi thấy cơ thể mệt mỏi, làm việc cực nhọc lấy lát nhâm sâm ngậm đến khi nó mềm ra rồi nhai nuốt luôn. Mỗi ngày dùng 3 – 5 lát là đủ.

Tiềm: có thể tiềm với gà ác, đuôi bò, bồ câu, bao tử heo dùng cho người suy nhược cơ thể rất tốt.

Nấu cháo: cũng có thể nấu cháo với gạo nếp, đậu xanh với 10 – 20g nhân sâm ăn nóng có tác dụng rất tốt.

Nấu chè: có thể nấu chè với hạt sen, nhãn nhục, kỷ tử… rất bổ dưỡng.

Hấp: có thể hấp nhân sâm với trứng gà bỏ thêm chút đường, lưu ý không dùng cho người tiểu đường.

Ngâm rượu: có nhiều bài thuốc ngâm rượu nổi tiếng sử dụng nhân sâm như bài thập toàn đại bổ, bài bát trân…

Thập toàn đại bổ: nhân sâm, bach linh, bạch truật, cam thảo… ngâm với liều khoảng 50g mỗi thứ 15g ngâm với 1 lít rượu.

Bát trân: nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, xuyên khung, bạch thược, nhung hươu…

Lưu ý: chỉ sâm trên 5 năm tuổi mới có công dụng chữa bệnh tốt nhất. Các loại sâm mới trồng hầu như không có dược tính. Vì vậy cần chọn mua ở các cơ sở có uy tín, nguồn gốc rõ ràng.

Cách nhận biết:

  • Cách 1: bỏ một vài lát sâm vào nước quấy lên sẽ thấy rất nhiều bọt, lý do saponin trong sâm là một chất tạo bọt mạnh.
  • Cách 2: ném thử sâm thấy có vị đắng sau đó lại thấy ngọt, cách này chỉ tương đối vì các sản phẩm hiện nay được làm rất tinh vi.
  • Cách 3: xét nghiệm các thành phần hóa học trong củ sâm.

Bài viết liên quan:

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*