Lễ lại mặt được xem là một ngày lễ phổ biến và không thể thiếu đối với truyền thống người Việt, nhất là ở miền Bắc. Vậy lễ lại mặt là gì? Lễ vật có gì? Có những điều gì cần lưu ý để buổi lễ diễn ra suôn sẻ? Cùng tìm hiểu ngay phía bên dưới nhé!
Mục Lục
Lễ lại mặt là gì?
Lễ lại mặt hay còn gọi là lễ nhị hỷ sẽ là buổi lễ được tổ chức sau khi đám cưới kết thúc một vài ngày. Lúc này đôi vợ chồng mới cưới sẽ chọn 1 ngày cùng nhau về nhà gái để thăm hỏi các đấng sinh thành của cô dâu.
Thường thì nhà trai sẽ chuẩn bị một số món quà nhỏ thay cho lời cảm ơn vì nhà gái đã gả con gái mình cho họ. Còn nhà gái sẽ chuẩn bị một mâm cơm ấm cúng để đãi chàng rể mới của mình.
Thời gian diễn ra lễ lại mặt là khi nào?
Tùy theo vùng miền và điều kiện từng gia đình mà lễ có thể tổ chức ở những thời gian khác nhau. Tuy nhiên, theo tập tục cưới hỏi của người Việt thì lễ lại mặt nhà gái thường sẽ tổ chức sau đám cưới 3 ngày. Một số nơi sẽ chọn ngày thứ 2 và ngày thứ 4 sau ngày cưới để tổ chức lễ lại mặt.
Lễ lại mặt nhà trai, nhà gái cần chuẩn bị những gì?
Phía nhà trai
Nhà trai cần chuẩn bị mâm cỗ gồm: trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn (thịt heo) quay để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Hiện nay, lễ vật trong đã được giản lược bớt, chỉ cần những món quà nhỏ như giỏ trái cây, bánh kẹo, chai rượu và phong bì nhỏ nếu gia đình có điều kiện về tài chính. Bởi những món quà này chỉ mang giá trị tinh thần là chính.
Phía nhà gái
Phía nhà gái chỉ cần chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để đãi nhà chồng. Tiệc sẽ được tổ chức tại gia ở phía nhà gái. Đây cũng coi như bữa tiệc thân mật của cả 2 bên.
Lễ lại mặt nên mặc đồ gì?
Hiện nay, không có yêu cầu bắt buộc nào về trang phục của lễ lại mặt cả. Cô dâu và chú rể chỉ cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng để thể hiện sự tôn trọng gia đình nhà gái. Ngược lại, bố mẹ vợ cũng nên chọn các bộ quần áo giản dị, phù hợp để chào đón hai người con của mình.
Những ai sẽ tham gia lễ lại mặt?
Lễ lại mặt cần có sự góp mặt của cô dâu, chú rể và đại diện 2 bên cha mẹ chú rể. Ngoài ra, những thành viên thân thiết như anh chị em của cô dâu hay họ hàng nhà gái cũng có thể tham gia lễ lại mặt này.
Có thể bạn cũng muốn tìm kiếm: nệm cho vợ chồng mới cưới
Có cần làm lễ lại mặt không?
Hiện nay thì lễ tại mặt không còn được chú trọng và bị lượt bỏ qua. Tuy nhiên, dù lễ tại mặt không phải là lễ bắt buộc nhưng vợ chồng mới cưới có thể sắp xếp thời gian để cảm ơn đấng sinh thành, ông bà tổ tiên.
Những lưu ý về lễ lại mặt để buổi lễ diễn ra suôn sẻ
Không về một mình
Trong lễ lại mặt, bắt buộc phải có cả vợ và chồng về và thăm hỏi bố mẹ vợ. Không nên chỉ về 1 người, nếu 1 trong 2 người bận có thể dời ngày lại sau.
Không về lúc chiều muộn
Khi làm lễ lại mặt, 2 vợ chồng nên về từ sáng sớm để có nhiều thời gian ở cùng ba mẹ. Không nên về lúc chiều muộn hoặc lúc mâm cơm đã dọn xong. Như vậy sẽ giống như kiểu đang đón khách chứ không phải đón con.
Không nên về tay không
Dù ít hay nhiều thì cặp đôi vẫn nên mang chút quà về biếu bố mẹ do mọi người trong nhà chỉ cần tấm lòng của hai vợ chồng chứ không quan tâm giá trị của món quà. Vậy nên hãy nhớ chuẩn bị chút quà nhỏ để không khí trong nhà càng trở nên hòa thuận và vui vẻ nhé.
Qua những thông tin trên đã cho bạn biết nhiều điều về lễ lại mặt, biết được lễ lại mặt là gì và những điều cần lưu ý khi làm lễ lại mặt. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Nếu có nhu cầu sắm sửa chăn ga gối nệm cưới, tham khảo ngay => nệm Thắng Lợi