Thoát vị đĩa đệm là bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp thường gặp. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp nâng cao khả năng phục hồi, ổn định cuộc sống. Bạn nên đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu biết thêm về nguyên nhân, cách điều trị căn bệnh này.
Mục Lục
1. Tìm hiểu chung về bệnh thoát vĩ đĩa đệm
Vị trí của đĩa đệm nằm giữa những đốt sống, bao quanh là lớp vỏ và bên trong là nhân nhầy. Đĩa đệm đóng vai trò chịu áp lực từ cột sống đè lên và tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu rồi đi qua dây chằng gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó gây nên chứng tê bì, đau nhức các cơ quan. Đây là kết quả do sang chấn hoặc đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách diễn ra bất cứ nơi nào trên cột sống. Đa số thường gặp các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân. Phần cột sống lưng là khu vực bị bệnh phổ biến nhất. Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi khoảng 22 đến 55 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng
Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên tình trạng đau cổ và đau vai gáy. Khi kết hợp với ép rễ thần kinh cánh tay sẽ làm đau cổ, đau vai và tay cùng bên bị chèn ép.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Theo ghi nhận những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm do một trong những nguyên nhân sau đây:
-
Làm việc, vận động quá sức cơ thể. Vận động sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị ảnh hưởng xấu.
Làm việc sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây bệnh
-
Tuổi tác được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoát vị đĩa đệm. Khi cơ thể bị lão hóa, đĩa đệm và cột sống mất nhiều nước, thoái hóa xơ cứng và dễ bị tác động.
-
Gặp chấn thương ở lưng.
-
Mắc các bệnh bẩm sinh như gù lưng, thoái hóa cột sống,…
-
Do di truyền.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý những yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
-
Cân nặng cơ thể: nếu cơ thể có số cân nặng quá lớn càng tạo thêm gánh nặng cho đĩa đệm cột sống, chủ yếu là vùng thắt lưng.
-
Nghề nghiệp: những người làm công việc chân tay, khuân vác nặng hay sai tư thế đều có khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
3. Triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm
-
Đau nhức ở tay và chân: người bệnh thường gặp những cơn đau bất chợt ở vị trí cổ, thắt lưng, vai, cổ,… Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ trong khoảng vài ngày, vài tuần hoặc dài hơn. Sau đó người bệnh cảm thấy đau dữ dội hơn khi đi lại, làm việc.
-
Chứng tê bì tay chân: khi nhân nhầy trong đĩa đệm rơi ra ngoài gây chèn ép lên rễ dây thần kinh khiến cơ thể đau nhức. Khi bị ở cột sống cổ đau và tê bì lan xuống cánh tay, bàn ngón tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì lan xuống vùng mông, đùi, bẹn và chân,… Bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác, luôn cảm thấy có kiến bò trên người.
Chứng tê bì tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh
-
Yếu cơ, bại liệt: triệu chứng sau thời gian dài mới nhận ra được, khi bệnh đã vào giai đoạn nặng. Lúc này bệnh nhân gặp khó khăn trong việc di chuyển, lao động khiến chân bị teo cơ, thậm chí là liệt chi phải dùng xe lăn.
Ngay khi quan sát và nhận thấy những triệu chứng sau đây các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:
-
Đau, tê bì các cơ với mức độ ngày càng nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
-
Bị són hoặc bí tiểu.
-
Bị mất cảm giác ở các vị trí như bắp đùi trong, quanh hậu môn,…
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm
4.1 Điều trị không sử dụng thuốc
Đa số những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm đều không cần sử dụng phương pháp phẫu thuật tái tạo. Bệnh nhân cần luyện tập và uống thuốc theo đúng liệu trình nhất định của bác sĩ giúp làm giảm triệu chứng bệnh sau trong thời gian ngắn từ vài ngày đến vài tuần. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm người bệnh sẽ được chuyển sang tập vật lý trị liệu nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Một vài phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc phối hợp uống thuốc giảm đau vùng lưng dưới:
-
Chiropractic: đây là phương pháp nắn kéo xương khớp đem lại kết quả đạt mức vừa với những cơn đau vùng lưng dưới khoảng 1 tháng. Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ thực hiện phương pháp này có thể gây đột quỵ.
Chiropractic là biện pháp điều trị nắn kéo xương khớp
-
Châm cứu: giúp giảm thiểu các cơn đau lưng và cổ kinh niên hiệu quả.
-
Massage: giúp hạn chế các cơn đau ngắn hạn đối với bệnh nhân đau lưng dưới kinh niên.
-
Yoga: kèm với vận động thể lực, rèn luyện thở và thiền góp phần cải thiện chức năng và giảm chứng đau lưng kinh niên.
Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp tác động vào cột sống hoặc kéo giãn cột sống để chữa trị thoát vị đĩa đệm. Trong thời gian khởi phát, tổn thương thoát vị chưa bị xơ hóa thì những tác động này làm giãn mâm sống giúp đưa đĩa đệm quay trở lại vị trí ban đầu.
Kéo giãn cột sống bằng các công cụ hỗ trợ cũng đạt kết quả đối với bệnh nhân bị lồi hay thoát vị đĩa đệm. Cho người bệnh mặc áo nẹp cột sống tạm thời giúp giảm thiểu tác động lên cột sống bị tổn thương. Thông qua đó lực tác động lên đĩa đệm cũng bị giảm giúp điều trị bệnh có kết quả tốt hơn.
Điều trị sử dụng thuốc : Top 5 thuốc bổ xương khớp tốt nhất