Mục Lục
Kỹ thuật trồng dứa, khóm trên vùng đất đồi
Kỹ thuật trồng dứa, khóm trên vùng đất đồi
Dứa hay còn được gọi là thơm, khóm là loại trái cây giàu dưỡng chất, vitamin C giúp xương chắc khoẻ chữa bệnh viêm khớp, hạ huyết áp… dứa thường được sử dụng trong các món ăn và bài thuốc dân gian để chữa bệnh. Và hiện nay dứa được thu mua về làm mứt, sấy đóng hộp… với giá thu mua tại vườn từ 10.000 – 12.000đ/kg trung bình mỗi sào người dân thu lời khoảng 14 triệu đồng. Nhằm giúp cho bà con nông dân có thêm sự lựa chọn nhất là những vùng đồi núi, đất dốc. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật trồng dứa không gai trên vùng đất phèn, đất dốc và những điều cần lưu ý.Đặc điểm cây dứa
Dứa là cây trồng thích hợp với khí hậu ấm áp từ 22 – 27 độ C và không kén đất, cây dứa chịu được phèn nhưng thích hợp nhất với độ PH từ 4,5 – 5,5 do đó phù hợp nhất với vùng đất đồi và chịu hạn tốt nên được nhiều bà con chọn trồng và thay đổi các cây trồng kém hiệu quả khác. Dứa không gai là loại dứa có ưu điểm ít mắt, nhiều mật không gai cho năng suất cao. Dứa có thể trồng vào tháng 4 – tháng 5 sau hai năm trồng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Mật độ thích hợp để trồng dứa là 60.000 cây/ha trồng thành hàng kép đôi, cây cách cây từ 25 – 30cm, hàng cách hàng 35 – 40cm.Lưu ý khi trồng dứa trên đất đồi
- Bón lót vôi bột và phân chuồng trước khi trồng.
- Chọn giống khoẻ xử lý giống với thuốc trước khi trồng.
- Trồng dứa theo đường đồng mức, bố trí hệ thống đường trục chính và đường liên đồi.
- Trồng thành hàng kép đôi, cây cách cây 25-30cm, hàng cách hàng 30-45cm, giữa hai hàng kép cách nhau 1,5-2m.
- Bón thúc phân đạm, lân, kali cho cây dứa chia làm 3 đợt theo tỷ lệ 2-1-3.
- Bón khi trời có mưa hoặc bón xong phải tưới nước.
- Bón đầy đủ, cân đối bổ sung thêm Mg, Ca và phân bón lá.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết.