Mục Lục
Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu
Tiêu được trồng ở nước ta từ rất lâu đời ở những năm 90 của thế kỷ trước tiêu được xem là cây trồng có giá trị xuất khẩu cao sau đó tiêu bị rớt giá khiến nông dân phá huỷ hàng loạt. Mãi đến năm 2012 giá tiêu mới được phục hồi, nếu như năm 2013 giá tiêu là 130.000đ/kg thì đến nay lên tới 230.000đ/kg.
Năng suất tiêu hiện nay cao gấp 3 lần Ấn Độ, nước ta hiện nay trở thành nước sản xuất tiêu hàng đầu chiếm 35% thị phần thế giới. Nhưng cái giá của sự phát triển này là không nhỏ luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh do trồng tiêu quá dày công với việc hầu hết bà con trồng tiêu đều lạm dụng phân hoá học hệ luỵ làm mất cân bằng đất và các loài thiên địch bị tiêu diệt khiến dịch bệnh hoành hành.
Đất và trụ trồng tiêu
Đất trồng tiêu phải có tầng mặt sâu, tơi xốp, thoát nước tốt… đất cần được chuẩn bị cẩn thận cày bừa kỹ gom nhặt và đốt các tàn dư thực vật còn sót lại trong đất. Dải vôi bột liều lượng từ 1,2 – 2 tấn/ha khi bừa đất.
Nếu trồng tiêu lại trên các vừa tiêu già cỗi hoặc đã bị chết vì sâu bệnh đất cần phải được luân canh với các loại cây trồng khác từ 2 – 3 năm trước khi trồng vụ mới để cắt đứt hoàn toàn nguồn sâu bệnh trong đất.
Tiêu được đúc trên trụ đúc hoặc trụ sống mật độ trồng tiêu khoảng 1100 – 1600 trụ/ha tuỳ vào loại trụ được sử dụng để trồng tiêu.
Trụ tiêu là trụ bê tông thì cần được trồng trước khi trồng tiêu từ 1 – 1,5 tháng. Nếu trồng bằng cây trụ sống thì cây trụ được trồng trước cây tiêu 1 năm, cũng có thể trồng tiêu cùng năm với cây trụ sống trong trường hợp này cây tiêu sẽ được trồng kèm với cây trụ tạm để tiêu có chỗ leo bám trong năm đầu tiên.
Các loại cây sống dùng làm trụ cho cây tiêu là lồng mứt, keo dậu, mùng đen, gòn…Tiêu được trồng bằng dây thân hoặc dây lươn giống đem trồng phải sạch bệnh và đạt tiêu chuẩn hom giống hoặc cây giống.
Bài viết liên quan:
Kỹ thuật trồng tiêu
Sau khi dựng cọc và trồng mới tiêu xong chúng ta tiến hành đào rãnh thoát nước cho cây tiêu. Mỗi hai hàng chúng ta đào một rãnh thoát nước để khi mùa mưa xảy ra nước không thể chảy tràn từ hỗ tiêu này sang hố tiêu khác.
Bà con cần lưu ý vườn tiêu phải tiêu thoát nước vào mùa mưa, đào hố theo đúng kỹ thuật, xử lý phân chuồng đã ủ hoai trong hố trồng trước 1 tháng sau đó mới trồng tiêu. Kiểm tra và xử lý các dịch hại có trong đất trước khi trồng, làm giàn che chắn cho tiêu non, buộc dây tiêu cho tất cả các đốt đều bám vào trụ.
Khi trồng mới tiêu xong công tác che chắn cho cây tiêu con rất quan trọng, khi cây tiêu đã bén rễ từ các mắt, lá non bắt đầu hình thành thì cũng là lúc bà con xử lý tuyến trùng hại rễ vì hiện nay nguồn tuyến trùng hại tiêu rất nhiều đặc biệt trong các vườn trồng lại trên các cây tiêu đã chết việc này càng cần được chú trọng.
Phân bón
Thực trạng canh tác cây trồng nói chung và cây tiêu nói riêng của đa số bà con nông dân hiện nay là sử dụng phân hoá học quá nhiều canh tác không đảm bảo độ phì nhiêu cho đất. Qua nhiều năm đất trở nên chai cứng, thoái hoá mất cân đối về dinh dưỡng nguồn bệnh tồn lưu trong đất.
Muốn lặp lại sự cân bằng sinh thái cho đất cần phải có quá trình cải tạo kiên nhẫn và lâu dài. Theo nghiên cứu hầu hết người dân trồng tiêu hiện nay đều sử dụng hàm lượng phân vô cơ cao hơn khuyến cáo và chưa chú ý đến việc sử dụng phân hữu cơ.
Theo nghiên cứu nơi nào sử dụng nhiều phân hữu cơ bao gồm phân xanh và thân lá thực vật thì xuất hiện ít sâu bệnh hơn ngoài ra còn giúp tăng cường độ phì nhiêu cho đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân vô cơ.
- Đối với đất đỏ: bón 200g urê + 320g lân + 150g cloruakali cho một trụ/năm
- Đối với đất xám: bón 320g ure + 450g lân + 200g cloruakali cho một trụ/năm
- Phân chuồng hoai, bón 10 – 15 tấn, kết hợp 2 tấn phân hữu cơ, vi sinh và khoảng 500kg vôi bột cho 1ha/năm. Tất cả các phân này chúng ta chia ra làm bốn lần bón trong năm.
Phòng trừ sâu bệnh
Việc phát triển cây hồ tiêu một cách ồ ạt trồng tiêu đại trà tiềm ẩn nhiều rủi do do tiêu được trồng trên những nơi không phù hợp hoạc chưa được xử lý tuyến trùng rễ. Đặc biệt trong mùa mưa độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu hại tấn công như thán thư, tảo rong, rệp sáp hại thân lá hại rễ… Nhưng đối với người trồng tiêu đáng lo ngại nhất là bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm vì hai bệnh này gây ra tổn thất không nhỏ thiệt hại lớn về kinh tế.
Nguy hiểm là vậy nhưng không ít nông dân không nắm được các biểu hiện của bệnh để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Để phát hiện các biểu hiện bệnh để can thiệp kịp thời bà con nên thường xuyên thăm nom vườn cây.
Bệnh chết nhanh: nếu cây tiêu đang xanh tốt mà xuất hiện lá vàng rũ, cây tiêu héo rất nhanh các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng. Hiện tượng rụng lá thường xuất hiện từ ngọn trở xuống. Bệnh xâm nhập vào cây tiêu làm thối cổ rễ và thối đen rễ, bệnh phát triển rất nhanh từ khi phát hiện lá tiêu hơi rũ xuống đến khi lá rụng chỉ 5 – 7 ngày và đến khi tiêu chết chỉ 1 đến 2 tuần.
Bệnh chết chậm: cây tiêu kém phát triển, sinh trưởng chậm khác với biểu hiện của bệnh chết nhanh. Bệnh chết chậm có biểu hiện rụng lá từ gốc lên, phần gốc thân xuất hiện các gốc nâu đen vết bệnh lan rộng làm thối vỏ gốc, rễ bị thâm đen từ khi có biểu hiện bệnh đến khi cây chết có thể kéo dài đến 1 năm. Bệnh chết chậm có thể làm chết 1 – 2 dây hoặc cả nọc tiêu bệnh thường xuất hiện ở các vườn tiêu đất chua, ẩm ướt, bị đọng nước và bón ít phân hữu cơ.
Theo khuyến cáo để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu bà con cần quan sát thường xuyên vườn cây để có biện pháp phòng trừ linh hoạt theo nguyên tắc 4 đúng. Nếu cây tiêu bị lá úa vàng vết thối ở rễ đã nặng thì việc sử dụng thuốc lúc này không đem lại hiệu quả.
Khi cây tiêu bị bệnh thì việc chữa bệnh trở nên khó khăn vì bộ rễ cây tiêu khá mẫn cảm, do đó việc chăm sóc cây tiêu, quản lý dinh dưỡng, dịch hại, tiêu nước, dọn vệ sinh thông thoáng sạch sẽ cho vườn tiêu cần được thực hiện đúng quy trình, đúng khuyến cáo của các nhà chuyên môn. Có như vậy cây tiêu mới phát triển bền vững bên cạnh đó cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ cân đối trung vi lượng cũng như các loại phân bón hữu cơ tránh gây ra hiện tượng loạn dưỡng làm bệnh hại trên cây tiêu càng trở nên phức tạp.
Vào mùa mưa phải sử dụng các loại thuốc hoá học hoặc sinh học có tác dụng phòng trừ tuyến trùng mạnh để phun một lần và phun nhắc lại sau 15 ngày sẽ rất hiệu quả. Xen kẽ giữa những lần đổ thuốc này phải phun thuốc phòng trừ các loại nấm.
Khi cây bị tổn thương rễ do tuyến trùng hoặc nấm việc phun các loại phân bón lá là rất quan trọng giúp cây bổ sung kịp thời các yếu tố vi lượng để chống chọi với sâu bệnh.
Bài viết được thực hiện bởi Vườn Cây Việt chuyên cung cấp giống cây trồng, cây cảnh phong thuỷ, cây cảnh mini văn phòng… các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại dưới phần comment để mọi người được biết.
Keyword: Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu