Các loại cây thủy sinh không cần đất nền là những cây thích ứng rất tốt với môi trường nước dù là nước mặn hay là nước ngọt. Đối với những bạn mới chơi loại cây cảnh này thì trước tiên bạn nên tìm hiểu về từng loài cây trồng thủy sinh đã. Cây thủy sinh tương đối rất dễ trồng nhưng nếu như bạn không biết cách chăm sóc. Cây của bạn sẽ có nguy cơ chết rễ ngay từ lúc ban đầu khi bạn mới nuôi. Trong bài này mình sẽ nói về các loại cây thủy sinh không cần đất nền dễ trồng nhất nhé.
Cây thủy sinh hay còn được gọi là cây sống dưới nước. Cây thủy sinh à những cây thích ứng với việc sống dưới môi trường nước cả nước mặn lẫn nước ngọt. Những loài thực vật này lấy oxi ngay trong nước như tảo biển vậy. Như những loại hoa súng hay hoa sen nó thích hợp với môi trường nước nhưng nó vẫn có phần lá nổi trên bề mặt để quang hợp. Theo từng độ sâu khác nhau và chu kì lũ mà cây thủy sinh được chia thành nhiều loại.
Hiện nay thực vật thủy sinh nước ngọt được trồng làm cây cảnh rất nhiều. Nó được nuôi trong các bể cá trong nhà làm tăng thêm tính thẩm mỹ cao cho bể cá nhà bạn. Nhưng không chỉ để làm đẹp mà nó còn là một nguồn thức ăn tốt cho cá và là một loài thực vật lọc và làm sạch nước rất tốt. Vậy có các loại cây thủy sinh không cần đất nên nào? Trồng nó có dễ không?
Mục Lục
Các loại cây thủy sinh không cần đất nền
Các bạn chắc hẳn cũng đã từng thấy rất nhiều loại cây thủy sinh khác nhau. Nhưng bạn cũng đâu có biết những loại cây có biết những loại cây ấy nó có tác dụng như nào đối với hệ sinh thái thủy sinh của bạn. Sau đây là một số loài cây thủy sinh không cần đất nền:
Cây thủy sinh rêu mini taiwan:
Là loại cây rất dễ thích nghi với mọi môi trường sống. Nó không cần quá nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Đặc biệt nó là một trong các loài cây thủy sinh không cần đất nền. Đối với loại cây rêu mini này thì nó không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển. Nhưng nếu như bạn muốn nó phát triển một cách tốt hơn, có màu xanh đẹp hơn thì bạn cũng vẫn nên cung cấp ánh sáng thường xuyên cho nó.
Để trồng cây thủy sinh mini này rất dễ. Bạn chỉ cần cắm nó vào trong một khúc gỗ và sau một thời gian nó sẽ phát triển thành một khóm rêu màu xanh rất đẹp. Ngoài ánh sáng bạn cũng nên cung cấp cho cây một lượng phân bón vào mỗi tháng. Nếu như bể của bạn nuôi cá thì bạn không cần bón phân quá nhiều.
Cây thủy sinh dương xỉ
Đây là một trong các loại cây thủy sinh không cần đất nền sống ở tầng đáy của hồ thủy sinh. Loài cây thủy sinh này có hình dang rất giống với cây rau cải cúc mà bạn vẫn hay thường trồng trong vườn. Loài cây thủy sinh này rất dễ sống và nó rất thân thiện đối với các loài cây thủy sinh anh em khác. Để cây dương sỉ này phát triển tốt bạn nên cần chuẩn bị cho nó ít phân nền trước khi trồng và trang bị cho nó một nguồn ánh sáng phù hợp. Với những điều kiện trên chắc chắn hệ sinh thái của bạn sẽ phát triển rất tốt.
Cây thủy sinh La hán xanh – đỏ:
Loàn cây thủy sinh này thuộc họ với rong rêu. Nó phát triển rất nhanh và rất dễ trồng. Khi cây phát triển mọc cao như cành của cây thông vậy. Cây có thể phát triển tối đa là 80 cm. Cũng như những loài cây thủy sinh khác. Cây thủy sinh la hán xanh – đỏ này cũng cần những điều kiện ánh sáng và nguồn sinh dưỡng để phát triển. Khi bạn trồng cây trong bể cá thì bạn phải bố trí phân bố ánh sáng đồng đều trong bể. Vì khi bạn để lệch nguồn ánh sáng thì nó sẽ nghiêng về phí bên đó. Làm bố cục của bể sẽ không được đẹp.
Cây Ráy thủy sinh:
Các loại cây thủy sinh không cần đất nền dễ trồng nhất
Đây là loài cây mới được phát hiện và được nhiều người chơi cây cảnh trồng. Loài cây thủy sinh này có có hình dạng bên ngoài rất giống với cây rau cải ngọt mà chúng ta hay ăn. Nó chỉ có thể phát triển thành những nhánh lá thấp. Nó không thể phát triển cao như những cây khác được. Những cây này rất dễ sống, nó sống thành một cụm mà xanh mướt. Ráy thủy sinh không rườm ra nên nó luôn tạo ra một khoảng không gian bắt mắt.
Loài cây ráy thủy sinh này rất khác biệt với các loài anh em của mình là: Nó không cần quá nhiều ánh sáng. Vì nó ở dưới tầng đáy là vì để giảm thiểu được nguồn ánh sáng chiếu hắt xuống. Với loài cây này nếu như bạn chiếu quá nhiều ánh sáng vào nó thì lá có thể bị thủng hoặc thậm chí lá bị ngả sang một màu khác rất xấu.
Cây rêu Fissidens fonutanus:
Đây là một trong các loại cây thủy sinh không cần đất nền. Loại cây thủy sinh này có lá rất là nhỏ và dài. Hình dạng của lá này rất giống như những chiếc lá tre vậy. Để trồng được loại cây thủy sinh này bạn chỉ cần kẹp nó vào trong môt vỉ inox hoặc gắn nó lên các thân cây trong hồ thủy sinh của bạn. Loại cây thủy sinh này nó sống dựa trên các chất dinh dưỡng có trong nước, các chất thải từ cá.
Cây thủy sinh cỏ Nhật
Cây thủy sinh cỏ nhật có tên khoa học là Blyxa japonica. Loài cây này Tương đối khó trồng hơn những cây thủy sinh khác. Loài cây này cần nhiều phân bón hơn những loài trên. Ngoài những dinh dưỡng từ những loài động vật dưới nước ra bạn còn cần bổ xung thêm những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây nữa. Còn ánh sáng thì cây này được coi là rất kén ánh sáng. Những cây này chỉ sử dụng những ánh sáng trắng và vàng ở mức vừa phải. Nếu ánh sáng thiên về đỏ quá nhiều thì cây sẽ bị biến đổi màu sắc. Đây cũng được coi là một trong số các loại cây thủy sinh không cần đất nền khó tính nhất.
Những cách trồng cây thủy sinh mà bạn chưa biết
- Những loài cây sống trong nước ngọt nó thường có nhu cầu rất khác so với nước mặn. Nhất là khi bạn nuôi thêm những loài cá trong bể sinh thái của mình. Khi bạn nuôi thêm cá bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Chọn những loài cây thủy sinh phù hợp cho bể cá của bạn.
- Nếu diện tích bể cá của bạn quá hẹp thì nên chọn những loại cây thủy sinh có mức độ phát triển chậm.
- Nên trồng những loại cây thủy sinh mọc dưới đáy bể như cây thủy sinh cỏ nhật, dương xỉ,…
- Nếu như ban không có thời gian chăm sóc những thủy sinh của mình thì bạn nên mua sẵn những cây đá phát triển về để trồng
- Cây thủy sinh nó rất dễ sống bạn có thể trồng nó bằng cành cũng được. Điều đó nhằm giảm thiểu chi phí mua cây mới cho bạn.
- Trên đây là các loại cây thủy sinh không cần đất nền và những lưu ý khi trồng nó. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về cây thủy sinh để tự tạo cho mình một hệ sinh thái tủy sinh hợp lý.