Tưới nước cho cây sứ như thế nào là đúng?

Mỗi ngày cây sứ cần lượng nước bao nhiêu, tưới như thế nào là đúng cách. Đây cũng là thắc mắc của đa số những người mới bắt đầu trồng sứ. Qua tìm hiểu của một số loại sách về nông nghiệp tôi đã tìm ra một số giải pháp từ quyển sách Kỹ thuật trồng và kinh doanh Sứ Thái (tác giả: Hoàng Đức Khương) chia sẻ cách tưới nước cho cây sứ.

Cách tưới nước cho cây sứ cảnh

Cách Tưới Nước Cho Cây Sứ Như 

Thời tiết và kích thước cây sứ ảnh hưởng đến tưới nước như thế nào?

Tức thời điểm cây sứ còn ở giai đoạn cây con sau khi gieo hạt, phát triển với tốc độ rất nhanh. Thực ra cây sứ luôn phát triển nhưng ở giai đoạn “dậy thì” này thì cây phát triển mãnh liệt và cây phát triển chậm đi sau giai đoạn này. cây sứ luôn cần độ ẩm cao trong đất trồng. Tưới nước cho cây thấy khi nào nước thoát ra từ lỗ thoát nước mới thôi (với điều kiện đất trồng thoát nước cực tốt).

Vào mùa Đông (ở các nước ôn đới, hàn đới) thì cây sứ hầu như không phát triển, “ngủ đông” thì chỉ nên tưới rất ít và rất lâu mới tưới một lần. Chính vì lí do này mà ở các nước trên khó mà có được những cây sứ thật to lớn như ở ta và Thái Lan láng giềng vì cây sứ ở các nước lạnh chỉ phát triển (lớn) tức chỉ “ăn” trong khoảng thời gian ấm áp và cây sứ hầu như hoàn toàn ngừng tăng trưởng trong khoảng thời gian thời tiết lạnh. Cây sứ không “ngủ” ở ta do đó cây phát triển và lớn lên quanh năm không có thời gian ngừng nghỉ. Do đó cây sứ các nước nhiệt đới luôn to lớn hơn gần gấp đôi các cây sứ các nước thời tiết lạnh là vì vậy.

Việt Nam ta không có mùa Đông, cây sứ không ngủ nên cần được tưới nước quanh năm, chỉ trừ những hôm trời mưa.

Việc tưới nước cho cây sứ phụ thuộc vào yếu tố nào?

Việc xác định lượng nước cho cây sứ ngoài yếu tố thời tiết trên còn kể đến: yếu tố môi trường xung quanh, đất trồng như thế nào, kiểu chậu trồng…

  •       Môi trường xung quanh : Nếu trời khô, nóng dĩ nhiên cần tưới nước cho cây sứ mỗi ngày. Trong điều kiện thời tiết lạnh vẫn tưới nhưng ít hơn, tưới khi thấy lớp đất trên miệng chậu trồng bị khô.
  •       Chất trồng: Đối với các loại đất trồng ít giữ nước (như của Đài Loan) thì việc tưới nước thường xuyên là điều nên làm và cần làm; đất trồng là đất thịt thì một tuần chỉ nên tưới một lần.
  •       Kích cỡ [wzslider]: Cây lớn trồng chậu lớn cần nước tưới ít thường xuyên hơn, một phần vì chậu trồng lớn chứa nhiều đất, thoát nước ít hoặc kém hơn và cây lớn chống chịu với điều kiện khô hạn tốt hơn.
  •       Quá trình phát triển: Đối với cây sứ đang phát triển mạnh (sau khi gieo hạt 2 tháng) thì thực sự cần rất nhiều nước – nhiều hơn mức chúng ta thường nghĩ. Vườn ươm sứ vào thời điểm này luôn ẩm ướt, độ ẩm cao. Và thường các nhà vườn thường ươm sứ vào mùa xuân để tận dụng mùa hè ấm áp cho cây con phát triển tốt.

Cách tưới nước cho cây sứ cảnh

Cách tưới nước cho cây sứ

Tưới nước cho cây sứ như thế nào còn có một khía cạnh khác đó là cách tưới: tưới nước vào đất trồng trong chậu hoặc là tưới làm ướt lá và hoa. Dùng hệ thống tưới tự động khó kiểm soát lượng nước tưới vào đất trồng hơn việc dùng vòi bơm. Có khi chúng ta tưới ướt cả vườn, nước lênh láng những phần nước tưới vào đất không đáng kể vì khí phun nước, bộ cành lá cây sứ sẽ “hứng” lấy hết nước không cho nước tiếp cận đất trồng.

Nguồn nước tưới cũng cần được quan tâm, nước có độ pH trung tính (pH =6.25-6.5) là tốt nhất cho cây sứ. Các nhà vườn ở ta thường dùng nguồn nước tưới từ giếng khoan, rất ít hoặc hầu như không dùng nước thuỷ cục vì nước thủy cục, nước máy khá đắt nên không tiết kiệm được chi phí.

May mắn cho người trồng sứ nếu nguồn nước nơi trồng có độ kiềm phù hợp cho cây sứ. Vùng Thủ Đức có nơi nước đã bị nhiễm mặn, phèn cần xử lí lắng, lọc. Khu vực Hóc Môn, Gò Vấp nguồn nước tương đối tốt. Cây sứ Sa Đéc được tưới bằng nguồn nước của kênh, mương có độ phù sa cao cực tốt cho cây sứ.

Như vậy nước là một chất khoáng thiết yếu mà cây sứ thực sự cần để phát triển khác với cách nghĩ của nhân gian thời xưa cây không cần tưới nhiều nước (chỉ đúng khi cây trồng trên đất kém thoát nước). Nếu chúng ta không tưới nước đầy đủ dẫn đến cây sứ  thiếu nước, teo bóp bộ củ, rễ vì nước là chất dinh dưỡng dự trữ dựa trên củ được dùng để nuôi cây trong thời gian dài. Điều này cũng không đồng nghĩa với việc tưới nước một cách lạm dụng không có liều lượng, tần suất không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây sứ cách tưới nước cho cây sứ cũng là một trong những kỹ năng mà một người mới bắt đầu trồng sứ nên tìm hiểu.

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*