3 cách trồng bonsai cây ăn quả phổ biến, cho cây phát triển nhanh và đẹp

Với cách trồng bonsai cây ăn quả, những cây ăn trái bonsai chỉ cần một phần diện tích nhỏ để phát triển. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo nên những cây bonsai đầy nghệ thuật với 3 cách trồng bonsai cây ăn trái phổ biến + mẹo tạo rễ bonsai dưới đây.

Những cách trồng bonsai cây ăn quả phổ biến

  1. Gieo hạt

Để gieo hạt trồng cây bonsai, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

– Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 – 40 độ C trong 10 – 15 phút. Sau đó chuyển hạt sang nước có nhiệt độ bình ngâm trong 6 tiếng. Riêng với những loại hạt có vỏ quá cứng thì bạn nên ngâm trong nước có nhiệt độ 80 độ C, sau đó chuyển sang nước thường ngâm trong 10 tiếng.

– Sau khi ngâm xong vớt hạt giống ra ngoài rồi ủ vào vật có mặt bằng phẳng như đĩa, đã trải sẵn khăn giấy ướt hoặc khăn vải ướt. Trải đều hạt giống lên bề mặt đĩa rồi lấy khăn giấy ướt phủ lại. Để vào nơi bóng tối. Cần đảm bảo hạt giống luôn được ẩm.

– Khi hạt đã có rễ thì đem hạt phơi khô 30 phút (tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời). Sau đó gieo hạt vào đất tơi xốp. Trên bề mặt đất bạn nên phủ thêm rơm hoặc trấu để tránh đất bị xói mòn trong quá trình tưới.

Chăm chỉ tưới nước và chú ý độ thoáng của đất, cây sẽ nhanh chóng đâm chồi. Thời gian gieo hạt phù hợp nhất là vào mùa xuân. Bạn cũng có thể gieo hạt vào các mùa còn lại trong năm nhưng cần chú ý độ ẩm của đất để cây phát triển nhanh nhất có thể nhé.

Trồng bonsai cây ăn quả bằng cách gieo hạt

Trồng bonsai cây ăn quả bằng cách gieo hạt

  1. Giâm cành

Giâm cành là cách trồng bonsai ăn quả phổ biến mà bạn có thể áp dụng. Để thực hiện việc này, bạn cần chú ý những điều sau:

– Cắt cành để giâm: cần giữ lại phần chồi non với vài lá búp và cắt gần với chỗ có mấu thì rễ sẽ nhanh trổ.

– Đất: nên chọn hoặc tạo đất tơi xốp, đã được xử lý tối đa mầm bệnh và côn trùng sinh sống trong đất.

Cách giâm cành: Cắm hơn 1 nửa cành giâm xuống đất. Tưới nước vào đất cho đến khi đẫm nước. Đồng thời tiến hành che nắng cho cây. Trong quá trình giâm cành, bạn nên phun bụi nước thường xuyên để kích thích cây nhanh ra rễ và sống lại.

Bạn cũng có thể giâm cành để trồng bonsai cây ăn quả

Bạn cũng có thể giâm cành để trồng bonsai cây ăn quả

  1. Chiết cành trên không

Một số bạn gặp khó khăn trong việc giâm cành. Thay vào đó bạn có thể áp dụng cách chiết cành trên không. Phương pháp này tương đối dễ làm và hiệu quả. Cụ thể:

– Chọn cành để chiết: không nên chọn cành già, cành ở thấp, cành mọc trên ngọn, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành quá nhỏ (vì không đủ sức để gánh bầu). Tốt nhất nên chọn cành ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, gióng ngắn, cành mập, đường kính từ 1,0-1,5 cm, màu vỏ cây không quá xanh và cũng không quá thẫm, nên chọn cành bánh tẻ để chiết.

– Gọt bỏ 1 lớp vỏ dưới điểm chọn (vùng gọt có kích thước rộng gấp 3 lần đường kính của cây).

– Bọc vết cắt bằng đất bó bầu với công thức: 2/3 là đất, 1/3 còn lại là phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm mục, rễ bèo tây,… Kích thước của bầu chỉ nên từ 6 – 8 cm là được.

– Cứ bọc như thế và tưới nước ướt đều sau khoảng 2 tháng thì ở chỗ bọc, cành sẽ bắt đầu đâm rễ và bạn có thể tiến hành cắt cành để trồng.

– Sau khi cành ra rễ, đây là lúc bạn cần chăm sóc cây cẩn thận. Giữ cây trong bóng râm, tưới nước đều đặn trong 2 tuần để đất luôn ẩm. Sau đó, từ từ bỏ bớt mái che để cây quen với ánh sáng tự nhiên.

– Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

Phương pháp chiết cành trên không tương đối dễ làm và hiệu quả

Phương pháp chiết cành trên không tương đối dễ làm và hiệu quả

Bí quyết để cây bonsai ăn quả có bộ rễ đẹp

Bên cạnh cách trồng bonsai cây ăn quả, người ta còn vô cùng quan tâm đến việc tạo một bộ rễ đẹp cho cây. Bởi đối với cây bonsai, rễ không chỉ có chức năng giúp cây đứng vững, lấy nước và chất dinh dưỡng cho cây mà rễ còn là 1 phần quan trọng giúp tạo thế và dáng cây nữa.

Như bài trước chúng tôi có giới thiệu (Kỹ thuật tạo dáng bonsai cho cây đẹp từ rễ đến ngọn), người chơi thường cố làm cho bộ rễ nổi trên mặt đất trở nên sần sùi, già cỗi nhằm tăng thêm vẻ đẹp “cổ thụ” của cây. Với cây bonsai ăn trái, chúng ta cũng có thể thực hiện được điều này như sau:

– Chọn một cây khác cùng loài, nhỏ phù hợp để ghép vào chỗ khiếm khuyết ở bộ rễ.

– Trước khi ghép, bạn phải nhổ cây bonsai ra khỏi chậu. Sau đó loại bỏ sạch đất bám trên rễ và tỉa bớt cành lá cho thoáng.

– Tiếp đến là dùng mũi khoan có đường kính bằng với đường kính cây nhỏ để khoan xuyên qua chỗ gốc cây, nơi mà bạn muốn ghép rễ mọc ra từ đó.

– Sau đó nhẹ nhàng nhét đoạn cây con vào lỗ khoan, nhét cho đến khi xuyên hết gốc cây và thừa ra ngoài khoảng 2 – 3 cm. Nhét xong thì bạn dùng dây buộc chặt lại để cố định chỗ ghép.

– Cuối cùng, trét kín khe hở ở hai đầu khoan bằng mác-tít hoặc hỗn hợp mỡ bò trộn ký ninh để tránh cho nước ngấm vào bên trong. Sau đó trồng lại cây bonsai vào chậu rồi tưới nước.

Cách ghép rễ cho cây bonsai

Cách ghép rễ cho cây bonsai

Lưu ý: nên thay đất và bón phân mới trước khi cho cây vào. Cây mới ghép rễ cần được để nơi khuất gió, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau khoảng 1 tháng thì mới chuyển dần ra nắng để cây thích nghi lại từ đầu.

Một số cây bonsai ăn quả và ý nghĩa của chúng

Cây Chanh và Cam bonsai

Chanh và cam trồng trước nhà sẽ đem lại nhiều cơ hội làm ăn và lợi nhuận.

Cây Cam bonsai

Cây Cam bonsai

Cây Quất bonsai

Trong phong thủy, Quất tượng trưng cho sự may mắn, trù phú, sức khỏe, bình an, trường thọ. Đồng thời cây còn giúp tình duyên thêm may mắn, mang lại niềm vui và may mắn cả năm.

Cây Quất bonsai

Cây Quất bonsai

Cây Lựu bonsai

Cây lựu thể hiện tình cảm yêu thương và mong muốn những đứa con khôn ngoan, khỏe mạnh. Để ở hướng nam, lựu sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Cây Lựu bonsai

Cây Lựu bonsai

Cây Sung bonsai

Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa sự sung mãn, tròn đầy. Do đó, những chậu sung bonsai rất được chuộng mua.

Cây Sung bonsai

Cây Sung bonsai

Cây Khế bonsai

Khế là loại cây biểu tượng của sự khá giả, hình ảnh xum xuê lá hoa, cây trái của loại cây này thể hiện sự xum vầy, đầm ấm.

Cây Khế bonsai

Cây Khế bonsai

Xem thêm:

Cây bonsai là gì? Sự khác nhau giữa cây bonsai, cây dáng thế và cây trồng chậu

TỔNG HỢP 35+ THẾ CÂY CẢNH BONSAI MỚI NHẤT 2019 THU HÚT NGHỆ NHÂN CHƠI KIỂNG

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*