Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây Hồng Môn

Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây Hồng Môn

Cây hoa hồng môn (cây môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ) được phát hiện tại Colombia vào năm 1876 thuộc họ ráy Araceace và được trồng nhiều nhất tại vùng Trung, Nam Mỹ sau đó cây được nhà truyền giáo đem từ Colombia đến Hawaii và được người dân yêu mến gọi là trái tim Hawai.

Cây thuộc dòng sống lâu năm thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có hình trái tim, phiến lá xanh rộng khoảng 9 – 15 cm dài khoảng 18 – 30 cm. Cuống là hình trụ dài đến 40cm, cây nổi bật bởi bao quanh hoa hình trái tim màu đỏ ngọc, hồng, cam… hoa có màu vàng.

Đặc điểm nhận dạng

Đặc tính, hình thái: hồng môn là cây thân thảo, cây mọc thành bụi. Hoa và lá có hình trái tim hoa có nhiều mày sắc như trắng, hồng, đỏ, vàng

Loài cây này có thân ngắn thường mọc thành bụi sống lâu năm sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Không chịu được ánh nắng trực tiếp, cây có thể sống ở trong môi trường thủy sinh và đất nên thường được chọn làm cây cảnh văn phòng.

Về mặt phong thủy: có hoa màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, sự tin tưởng ấm áp về một tình yêu bất diệt. Nhiều chuyên gia phong thủy cho rằng cây hồng môn hợp với người mệnh hỏa.

Cây hồng môn có 3 loại là: Tiểu Hồng Môn, Trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn.

Hoa hồng môn tượng trưng cho tình yêu, lồng hiếu khách đem lại may mắn cho người mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Cây thường được trưng trên bàn làm việc, phòng khách, quầy lễ tân…

Ngoài ra cây hồng môn còn có thể thanh lọc không khí đem lại nguồn sinh khí mới cho căn phòng. Cây hoa hồng môn là dòng cây cảnh thường được trồng ở văn phòng nên rất dễ chăm sóc và ra hoa liên tục.

Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây Hồng Môn

Một số vấn đề cần lưu ý khi trồng cây Hồng Môn

Đất trồng: đất nên được trộn thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ như trấu hun, xơ dừa… để cây sinh trưởng tốt hơn.

Nhiệt độ: cây hồng môn phát triển tốt trong khoảng 15 – 30 độ C. Nếu thấp hơn 15 độ cây sinh trưởng và phát triển chậm, nếu hơn 30 độ cây sẽ bị và thối lá và chết. Vì vậy với khí hậu khắc nhiệt như Việt Nam bạn nên đặt hồng môn ở nơi thoáng mát hoặc trong phòng.

Lượng nước: cây hồng môn cần lượng nước tưới vừa phải 2- 3 lần/tuần nếu tưới quá nhiều sẽ làm hư rễ cây và vàng lá. Ngược lại nếu cây bị khô thì màu lá sẽ nhạt và bị héo, nếu bạn quên tưới nước và rễ cây quá khô bạn chỉ cần đổ thật nhiều nước vào chậu sau đó ngâm rễ cây khoảng 1 giờ là được.

Bón phân: khi trồng hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng thì có thể tưới phân hoặc sử dụng phân động vật để thêm dinh dưỡng.

Cách chăm sóc và phòng sâu bệnh cho cây hồng môn

 Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây Hồng Môn

Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK hòa tan vào nước sẽ giúp hoa to màu sắc tươi đẹp.

Nhân giống: có thể nhân giống cây bằng cách tách bụi cây mỗi khi thay chậu. Cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên, cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng

Nhện: sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít phun 3 bình/100m2 hoặc sử dụng luân phiên với một số thuốc khác như: Ortus 5EC liều lượng 10ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 – 15ml/bình 8 lít.

Rệp: sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15ml/bình 10 lít. Hoặc dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ.

Bệnh đốm vòng trắng: xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ lá bị bệnh để tiêu hủy, dùng Futanin 50% 50ml/bình 8 lít phun lên cây.

Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. Không sử dụng cây bị bệnh để nhân giống, cách ly và tiêu hủy cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ. Hạn chế tưới nước bắn từ luống này qua luống khác. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây tăng cường thêm kali, lân, các loại vitamin và yếu tố vi lượng để giúp cây khỏe chống lại bệnh tật. Sử dụng Starner, Streptomycin hoặc Oxytetracyclin để phun cho cây và xử lý đất trồng.

Cây hồng môn ít bị sâu bệnh mà thường bị thối củ, gốc, thân… bạn nên cắt tỉa bớt lá già làm sạch cỏ để tạo được độ thông thoáng cho đất. Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ nhằm tránh sâu bệnh gây hại cho cây.

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp cây cảnh phong thủy, cây ăn quả trồng trong chậu, cây cảnh trưng tết 2019… đã cung cấp thông tin thực hiện bài viết nào! Dưới đây là một số mẫu Hồng Môn được Vườn Cây Việt cung cấp. Bạn có thể tham khảo nhiều hơn tại:

  • Website: vuoncayviet.com
  • Showroom: 20/4 Kỳ Đồng, Q3, TP.HCM

Keyword: Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây Hồng Môn

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*