Điểm danh 15 loại thực phẩm “vàng” tốt cho thận

Thận là cơ quan có vai trò lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn cần bổ sung những thực phẩm có lợi để giúp thận khoẻ mạnh.

 Súp lơ

Súp lơ xanh là một loại rau bổ dưỡng, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin Cvitamin K, vitamin B. Súp lơ cũng chứa các hợp chất chống viêm như indoles, và nó cũng là nguồn chất xơ tuyệt vời. Thêm vào đó, súp lơ có thể được sử dụng thay thế khoai tây cho món ăn ít kali.

Một chén (tương đương 124g) súp lơ nấu chín có chứa:

  • Natri: 19 mg.
  • Kali: 176 mg.
  • Phốt pho: 40 mg.

Quả việt quất

Là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt nhất. Trong quả việt quất có chứa chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin, giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim, một số bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và suy giảm nhận thức.

Một cốc (tương đương 148g) quả việt quất tươi có chứa:

  • Natri: 1,5 mg.
  • Kali: 114 mg.
  • Phốt pho: 18 mg.

Cá vược

Là một loại cá có chứa protein chất lượng cao, có chứa chất béo cực kỳ tốt cho sức khỏe đó là omega-3. Omega-3 giúp giảm viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo lắng. Cá vược có chứa lượng phốt pho thấp hơn các loại hải sản khác.

Trong 85g cá vược nấu chín có chứa:

  • Natri: 74 mg.
  • Kali: 279 mg.
  • Phốt pho: 211 mg.

Nho đỏ

Loại quả này không chỉ ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho chúng ta. Nho đỏ chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa là flavonoid có tác dụng giảm viêm. Ngoài ra, nho đỏ có chứa resveratrol cao, chất này có lợi cho sức khỏe tim mạch và chống lại bệnh tiểu đường, suy giảm nhận thức. Loại trái cây này rất thân thiện với thận.

Trong 75g nho đỏ có chứa:

  • Natri: 1,5 mg.
  • Kali: 144 mg.
  • Phốt pho: 15 mg.

Lòng trắng trứng

Lòng đỏ rất bổ dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng phốt pho cao. Trong khi đó lòng đỏ trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cao và thân thiện với thận. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân đang điều trị lọc máu, người cần lượng protein cao nhưng lại phải hạn chế phốt pho.

Trong hai lòng trắng trứng lớn (tương đương 66g) có chứa:

  • Natri: 110 mg.
  • Kali: 108 mg.
  • Phốt pho: 10 mg.

Tỏi

Là nguồn cung cấp mangan, vitamin C, vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm. Tỏi cũng giúp thêm hương vị cho các món ăn trở nên ngon hơn.

Ba tép tỏi (khoảng 9g) có chứa:

  • Natri: 1,5 mg.
  • Kali: 36 mg.
  • Phốt pho: 14 mg.

Kiều mạch

Khác với nhiều loại ngũ cốc khác, kiều mạch có chứa lượng phốt pho thấp hơn. Kiều mạch rất bổ dưỡng, cung cấp vitamin B, magie, sắt và chất xơ tốt cho cơ thể.

Một nửa cốc (khoảng 84g) kiều mạch nấu chín có chứa:

  • Natri: 3,5 mg.
  • Kali: 74 mg.
  • Phốt pho: 59mg.

Dầu ô liu

Đây là một nguồn chất béo và phốt pho lành mạnh cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn, có đặc tính chống viêm. Chất béo này ổn định ở nhiệt độ cao, do đó đây là một lựa chọn tốt trong nấu ăn.

Một muỗng canh (khoảng 13,5g) dầu ô liu có chứa:

  • Natri: 0,3 mg.
  • Kali: 0,1 mg.
  • Phốt pho: 0 mg.

Bulgur

Là một sản phẩm lúa mì nguyên hạt thân thiện với thận hơn so với các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có chứa nhiều phốt pho và kali. Đây là nguồn cung cấp vitamin B, magie, sắt và mangan rất tốt cho cơ thể. Đồng thời bulgur cũng là một nguồn protein thực vật tuyệt vời và đầy đủ chất xơ, rất quan trọng cho hệ tiêu hóa.

Một nửa cốc (tương đương 91g) bulgur có chứa:

  • Natri: 4,5 mg.
  • Kali: 62 mg.
  • Phốt pho: 36 mg.

Bắp cải

Có chứa nhiều vitamin K, vitamin C, vitamin B. Bắp cải có chứa ít kali, phốt pho và natri. Đồng thời có cung cấp chất xơ không hòa tan, giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và hình thành phân.

Trong 70g bắp cải thái nhỏ có chứa:

  • Natri: 13 mg.
  • Kali: 119 mg.
  • Phốt pho: 18 mg.

Thịt gà không da

Ức gà không da chứa ít phốt pho, kali và natri hơn các phần khác của thịt gà. Nên lựa chọn thịt gà tươi, tránh các loại thịt gà nướng sẵn vì những loại đó có chứa một lượng lớn natri và phốt pho.

Trong 84g ức gà không da có chứa:

  • Natri: 63 mg.
  • Kali: 216 mg.
  • Phốt pho: 192 mg.

Ớt chuông

 

Chứa một lượng dinh dưỡng ấn tượng nhưng lại ít kali, ớt chuông có chứa nhiều vitamin C chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin A quan trọng cho chức năng miễn dịch, thường bị tổn hại ở những người mắc bệnh thận.

Trong 74g ớt chuông có chứa:

  • Natri: 3 mg.
  • Kali: 156 mg.
  • Phốt pho: 19 mg.

Hành tây

Đây là nguột cung cấp hương vị natri tự nhiên tuyệt vời cho các món ăn bổ thận. Trong hành tây còn có nhiều vitamin C, mangan, vitamin B và các chất xơ prebiotic giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạch.

Một củ hành tây nhỏ (khoảng 70g) có chứa:

  • Natri: 3 mg.
  • Kali: 102 mg.
  • Phốt pho: 20 mg.

Rau Arugula

Là loại rau giàu dinh dưỡng nhưng ít kali nên rất thân thiện với thận. Rau arugula là nguồn cung cấp vitamin K, khoáng chất mangan và canxi quan trọng với sức khỏe của xương. Trong rau cũng chứa nitrat có tác dụng hạ huyết áp, một lợi ích quan trọng cho những người mắc bệnh thận.

Trong 20g rau arugula thô chứa:

  • Natri: 6 mg.
  • Kali: 74 mg.
  • Phốt pho: 10 mg.

Hạt Macadamia

Đây là một lựa chọn tốt cho người mắc bệnh thận. Hạt có chứa lượng phốt pho thấp hơn nhiều so với các loại hạt khác như động phộng, hạnh nhân. Hạt cũng có chất béo tốt, vitamin B, magie, đồng, sắt và mangan.

Trong 28g hạt macadamia có chứa:

  • Natri: 1,4 mg.
  • Kali: 103 mg.
  • Phốt pho: 53 mg.

Hy vọng qua bài viết người bệnh đã biết thêm về đặc tính của các loại thực phẩm, đồng thời thiết lập được chế độ ăn khoa học.

Xem thêm:

Ăn gì bổ thận? Top các loại thức ăn bổ thận bạn nên ăn thường xuyên

Cách tập luyện tốt cho người bệnh thận

 

Bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*