TẠI SAO TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA KÈM SỐT?

Rối loạn tiêu hóa thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi gặp tình trạng này, trẻ thường có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, táo bón, đau bụng,… Ngoài ra ở một số trẻ rối loạn tiêu hóa còn kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao khiến cho cơ thể mệt mỏi. 

Vậy trong trường hợp này sốt  là do nguyên nhân gì? Cách xử lý khi trẻ bị sốt như thế nào? Mời bạn cùng đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

TẠI SAO TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA KÈM SỐT?

Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường sốt? 

1. Tại sao trẻ em khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm sốt? 

Sốt không phải là biểu hiện thông thường của rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà khi xuất hiện tình trạng sốt là dấu hiệu để cảnh báo cơ thể và hệ tiêu hóa đang bị viêm nhiễm.

Tại sao trẻ em khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm sốt? 

Tại sao trẻ em khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm sốt?

2. Nguyên nhân khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ lại kèm sốt?

Rối loạn tiêu hóa kèm sốt ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường với triệu chứng rối loạn tiêu hóa kèm sốt là dấu hiệu cơ thể trẻ đang bị nhiễm trùng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa kèm sốt ở trẻ:

  • Nhiễm vi khuẩn: 

Các vi khuẩn salmonella, E.coli, campylobacter, vi khuẩn tả xâm nhập vào trong cơ thể trẻ là các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ trẻ trẻ qua da, niêm mạc, mắt, phổi khi trẻ tiếp xúc với các nguồn bệnh như: nguồn nước bẩn, ăn những loại thức ăn chưa được chế biến kỹ, chơi đùa ở các vùng đất bẩn chứa các vi khuẩn trên. Trẻ em rất dễ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt do vi khuẩn nhất vì trẻ em là độ tuổi thích gặm, mút tay và đồ chơi làm cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể.

  • Do nhiễm virus: 

Loại virus thường gặp nhất là virus rotavirus đây là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vì virus này có sẵn trong nước, thức ăn, phân, đất,…mà hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên virus rất dễ tấn công vào cơ thể trẻ gây nên hiện tượng tiêu chảy, nôn ói, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Do sức đề kháng của trẻ yếu: 

Khi sức đề kháng yếu các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng rất dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh trong có có rối loạn tiêu hóa kèm sốt.

  • Do lạm dụng thuốc kháng sinh: 

Công dụng của thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

  • Do biến chứng từ các bệnh lý khác như: 

Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản khi đó trẻ thường có đờm. Nếu trẻ nuốt phải đờm thì rất dễ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ lại kèm sốt?

Nguyên nhân khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ lại kèm sốt?

3. Phương pháp để điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Tùy vào mức độ  rối loạn tiêu hóa kèm sốt mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Có trường hợp nhẹ không cần sử dụng thuốc, có trường hợp cần sử dụng thuốc tại nhà. Nếu rối loạn tiêu hóa sốt cao không rõ nguyên nhân bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tham khảo: Men tiêu hóa là gì? Hướng dẫn sử dụng men tiêu hóa đúng cách

  • Cách hạ sốt và rối loạn tiêu hóa không dùng thuốc tại nhà

Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ ở mức mẹ, cha mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp làm mát cơ thể sau:

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ
  • Chườm ấm cho trẻ hoặc lau cơ thể trẻ bằng nước ấm: Sử dụng khăn mềm, sạch sẽ nhúng vào nước ấm sau đó lau khắp cơ thể trẻ cho đến khi thân nhiệt của trẻ được hạ xuống đặc biệt lau ở vùng nách và bẹn. Lưu ý tuyệt đối không được lau cơ thể trẻ bằng nước lạnh vì sẽ làm cho co mạch ngoại vi điều này sẽ gây tăng thân nhiệt của trẻ làm cho sốt cao hơn.
  • Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thoải mái. Không nên mặc trang phụ dày.
  • Tránh bật quạt, để gió lừa, bật điều hòa,…vì có thể làm cơ thể trẻ bị lạnh, làm tình trạng sốt bị kéo dài hơn.
  • Cần vệ sinh cho trẻ, lau sạch mũi, nhỏ mũi và mắt bằng dung dịch natri clorid nồng độ 0.9% có tác dụng tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió.
  • Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú nhiều hơn bình thường và đồng thời cho uống bù nước nước bù nước oresol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với trẻ nhỏ chưa thể uống được thì hãy sử dụng bông sạch chấm nước rồi thấm vào môi, miệng trẻ liên tục để tránh nguy cơ thiếu nước và chất điện giải trên niêm mạc môi, miệng do tình trạng sốt gây nên.
  • Bổ sung các vitamin cho cơ thể trẻ đặc biệt vitamin C giúp trẻ hạ sốt.
  • Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Ví dụ: sữa chua.
  • Cho trẻ ăn theo chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.
  • Cách hạ sốt và rối loạn tiêu hóa dùng thuốc tại nhà 
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C cha men nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt không kê đơn của bác sĩ như hapacol, acetaminophen hoặc aspirin và lưu ý lựa chọn các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol. Nếu trẻ vẫn không cắt sốt thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
  • Sử dụng thuốc uống điều trị tiêu chảy theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc và sử dụng để tránh hậu quả không mong muốn
  • Nếu trẻ bị táo bón, loạn khuẩn đường ruột cần bổ xung các sản phẩm để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể có tác dụng đào thải vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể
  • Sử dụng men vi sinh có chứa thành phần probiotics và prebiotics giúp tăng cường khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa, giảm thiểu những rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh, chống táo bón, chống đầy hơi, chướng bụng,..
  • Tuyệt đối cha mẹ không được tự ý kết hợp nhiều thuốc hoặc sử dụng kháng sinh cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp để điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Phương pháp để điều trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

Lưu ý đối với trẻ nhỏ khi sử dụng men tiêu hóa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt có nguy hiểm không? 

Khi trẻ rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt cha mẹ thường lo lắng rằng nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không? Thức chất hiện tượng sốt không phải là dấu hiệu thông thường của rối loạn tiêu hóa mà nó đang báo hiệu cho cơ thể trẻ đang bị viêm nhiễm hệ tiêu hóa hoặc cơ quan nào đó của cơ thể

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến cơ thể trẻ

Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt kéo dài làm cho người bệnh có nguy cơ bị tụt huyết áp, ngất hoặc suy thận do mất nước và chất điện giải.

Đặc biệt đối với trẻ có biểu hiện tiêu chảy kèm theo sốt cao kéo dài không xử lý kịp thời sẽ lên cơn co giật sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ

Khi mất nước  và chất điện giải cơ thể trẻ sẽ xanh xao, yếu ớt hơn bình thường, sức đề kháng của trẻ cũng suy giảm. Từ đó sẽ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, kém ăn, kém hấp thụ.

Tóm lại nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo hiện tượng sốt thì không nên chủ quan tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị có một kết quả tốt nhất.

Các thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc về “rối loạn tiêu hóa kèm sốt ở trẻ” và có cách xử lý phù hợp khi bé nhà bạn gặp tình trạng này.

Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt có nguy hiểm không? 

Khi bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt có nguy hiểm không?

Xem thêm: Men tiêu hóa cho người lớn 

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nếu trẻ gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt cha mẹ hãy cho trẻ đến bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất nhé.

Đóng bình luận.